Khánh Hòa: Dành trên 29 tỷ đồng phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa đưa ra kế hoạch phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022 - 2030, với tổng kinh phí dự kiến hơn 29 tỷ đồng; trong đó, phần lớn là nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh, huyện...

Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa đưa ra kế hoạch phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2022 - 2030, với tổng kinh phí dự kiến hơn 29 tỷ đồng; trong đó, phần lớn là nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh, huyện, còn hộ chăn nuôi chỉ đóng góp trên 2 tỷ đồng bao gồm tiền mua vaccine và tiền công tiêm vaccine.

trau-bo-viem-da-090721b.jpg

Khi bị nhiễm bệnh, toàn bộ cơ thể của gia súc sẽ nổi nhiều u, cục lớn khiến trâu bò dần kiệt sức và chết. Ảnh: TTXVN 

Mục tiêu của tỉnh Khánh Hòa là kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Theo đó, hàng năm Khánh Hòa sẽ có khoảng 80% tổng số đàn trâu, bò được tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục; hàng năm giảm 20% số xã có dịch và số gia súc mắc bệnh viêm da nổi cục so với năm liền kề trước đó. Từ đó tạo sự phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh…

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh trên địa bàn, hàng năm Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa sẽ xác định khu vực có nguy cơ cao, buộc phải tiêm phòng vaccine để phòng bệnh. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò của các cơ sở chăn nuôi dưới 10 con trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Khánh Hòa có kế hoạch chủ động phòng bệnh có hiệu quả bằng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêu diệt véc tơ truyền bệnh. Đối với cơ sở chăn nuôi, chỉ mua trâu, bò giống khỏe mạnh, nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng các loại vaccine khác theo quy định, tổ chức nuôi cách ly trước khi nhập đàn. UBND các cấp cỏ trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Ngoài ra, kế hoạch phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò của Khánh Hòa còn đưa ra các yêu cầu, phương pháp thực hiện về công tác giám sát dịch bệnh; kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; việc ứng phó, xử lý ổ dich, chống dịch, quản lý, chăm sóc gia súc bệnh; tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người chăn nuôi và các cơ quan quản lý chuyên ngành…

Theo ghi nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, bệnh viêm da nổi cục trâu, bò xảy ra đầu tiên trên địa bàn tỉnh vào giữa tháng 7/2021 tại xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh, sau đó tiếp tục lây lan tại 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Đến cuối năm 2021, bệnh viêm da nổi cục trâu bò đã lây lan tại 64 xã với 781 hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng, làm gần 1.200 con bò mắc bệnh; trong đó, 93 con chết. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa bệnh viêm da nổi cục đã được kiểm soát và không phát sinh ổ dịch mới. Tính đến cuối năm 2021, tổng đàn trâu bò của tỉnh Khánh Hòa có hơn 78.900 con.

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.