Khánh Hòa: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 là người "làm đống nghề" mà thành tỷ phú

Anh Nguyễn Việt Tân (SN 1981, thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) vươn lên giàu có nhờ nghề nuôi gà ta, nuôi heo rừng và làm dịch vụ gặt lúa bằng máy.

Anh vinh dự được bình chọn là 1 trong 63 gương mặt nhà nông tiêu biểu của cả nước đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.

Thợ "đụng" của địa phương
Mặc dù có cuộc hẹn làm việc với PV Dân Việt/NTNN từ hôm trước để chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, tuy nhiên do công việc bận rộn nên anh Nguyễn Việt Tân (SN 1981, thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) phải đi giao gà từ rất sớm cho khách hàng để kịp.

base64-16336651596751772553924.png

Trang trại gà của anh Nguyễn Việt Tân trung bình mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 20.000 con và sản phẩm gà của gia đình anh được thị trường tiêu thụ mạnh. Ảnh: C.T

Con đường giao gà rất xa hàng chục km, vừa trở về nhà với trang phục mang đậm chất của một nông dân, anh Tân thở hổn hển nói: "Công việc là thế đấy anh àh, cứ khách hàng cầm máy gọi là phải chạy đôn chạy đáo đi giao ngay không kể nắng mưa, sớm tối và công việc này trở thành thói quen của tôi mỗi khi thức dậy".

base64-16336651598171059281471.png

Mô hình chăn nuôi gà theo đệm lót sinh hoạt không những giảm thiểu về môi trường mà còn giúp cho gà phát triển nhanh và ổn định. Ảnh: C.T

 Nói về công việc của mình, anh Tân chia sẻ: "Ở đây người dân trước kia ví von tôi là thợ đụng, có nghĩa là đụng gì làm nấy, ai kêu gì làm đó không ngoại trừ bất cứ công việc gì. Trước đây, tôi đi biển, nuôi ốc hương, tôm sau bao nhiên năm thăng trầm lênh đênh với nghề biển thấy chẳng khấm khá gì nên đành bán đìa và chuyển lên bờ để làm ăn. 

 Hàng ngày, tôi phải làm tài xế chạy xe để kiếm tiền mưu sinh. Với kinh nghiệm của mình giờ tôi còn biết sửa chữa những chiếc xe máy cày, máy tàu, máy gặt đập liên hợp. Chỉ cần nghe tiếng máy là tôi biết ngay hư bộ phận nào rồi".

Thu nhập tiền tỷ từ nuôi gà thịt, heo rừng và dịch vụ máy gặt đập liên hợp
Anh Tân cho biết, kinh tế ban đầu chưa nhiều nên vợ chồng anh chỉ đầu tư 100 triệu đồng để làm trang trại, mua con giống và thức ăn. Số lượng nuôi thời điểm ấy vẫn còn khiêm tốn chỉ 300 - 500 con, dần dần lên 1.000 con và đến nay khoảng 20.000 con/năm.

Ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) sau khi thăm quan và đánh giá rất cao về cách làm ăn của gia đình anh Tân. Ảnh: C.T
Đáng lưu ý, mô hình nuôi gà của gia đình anh được đầu tư khá bài bản từ hệ thống phun sương trên mái nhà, đến hệ thống đèn chiếu sáng, thức ăn,… đặc biệt, anh mạnh dạn thay đổi cách nuôi chuyển từ cách nuôi truyền thống sang nuôi gà trên đệm lót sinh học. Mô hình đệm lót sinh học vừa đảm bảo được yếu tố môi trường xung quanh, vừa tận dụng được phân bón để phục vụ cho cây trồng.

 Anh Nguyễn Việt Tân (SN 1981, thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) chia sẻ về mô hình nuôi gà thịt.
Quan trọng nhất là đàn gà sinh trưởng phát triển nhanh, đầu tư ít tốn chi phí và sản phẩm gà thương phẩm cung cấp được thị trường trên địa bàn ưa chuộng. Hơn 7 năm qua, gà bán ra không có khách nào phản ánh cả. Cứ trên 2,5 tháng nuôi là anh sẽ xuất bán ra thị trường, trọng lượng từ 1,7kg trở lên và giá bán dao động từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Từ nghề nuôi gà anh có vốn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp và nuôi heo rừng lai.

base64-16336651598951332477629.png

Ngoài chăn nuôi gà thịt gia đình anh Tân còn chăn nuôi heo rừng để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi năm cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng từ chăn nuôi heo. Ảnh: C.T

Thừa thắng xong lên, anh Tân tích lũy vốn mua 2 máy gặt đập liên hợp và phục vụ cho cánh đồng của địa phương cũng như các vùng lân cận. Những chiếc máy này giúp cho anh thu hồi vốn nhanh và tạo công ăn việc làm cho 6 lao động có thu nhập ổn định với hơn 6 triệu đồng/người/tháng.

"Cứ đến mùa thu hoạch lúa là tôi trực tiếp mang cơm gạo ra ăn ngủ ngoài đồng với bà con để thu hoạch cho kịp thời vụ. Nhiều lúc máy đi thu hoạch xa thậm chí hơn 2 tháng mới trở về nhà sum họp với gia đình được. Khi máy gặt đập bị hư hỏng cái gì tôi cũng đều tự xoắn tay áo xuống ruộng sửa chửa, cái bệnh của những chiếc máy gặt tôi đã quen rồi" – anh Tân nói.

base64-16336651599481628728655.png

Gia đình anh Tân hiện có 2 máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa cho nông dân của địa phương và tạo thêm công ăn việc làm cho lao động có thêm thu nhập. Ảnh: NVCC

Nhận thấy thị trường tiêu thụ heo rừng lai tiêu thụ mạnh, anh bàn với vợ mua 2 cặp heo giống về nuôi. Sau hơn 3 năm nuôi đến nay anh đã có hơn 40 con heo lớn nhỏ, bình quân mỗi năm anh bán ra trên 10 con heo giống và 20 con heo nhỏ. Với mô hình chăn nuôi và gặt đập máy liên hợp trung bình mỗi năm doanh thu khoảng 2 tỷ đồng, trừ chi phí lãi trên 500 triệu đồng.

Bí quyết mang lại thành công
Nói về bí quyết mang lại thành công, anh Tân cho hay, là một người trẻ nên cái chính là tinh thần rất nhiệt huyết trong công việc, thường xuyên bám sát và nắm bắt cơ hội của thị trường đó là những yếu tố rất quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.

 Ngoài ra, anh Tân còn tham gia hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ (2018 -2019) với giải pháp cải tiến máy gặt đập liên hợp và đạt giải 3. Tiếp tục năm 2021, anh tham gia hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với giải pháp cải tiến lò úm gà con tận dụng chất đốt từ phế liệu nông nghiệp và đạt giải 3. Năm 2020, cá nhân anh Tân cũng được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tặng bằng khen tri thức tiêu biểu của tỉnh.

base64-16336651600191585211289.png

Những thiết bị hoặc máy hư hỏng anh Tân cũng đều tận tay nghiên cứu sửa chữa. Ảnh: C.T

Đánh giá về mô hình sản xuất giỏi, ông Lê Hồng Minh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, cá nhân anh Tân là thanh niên trẻ có nhiều sáng tạo khoa học kỹ thuật và chịu khó làm ăn, nhất là lĩnh vực chăn nuôi. Đây cũng là mô hình hoạt động theo chuỗi giá trị từ con gà giống, cung cấp thức ăn, cung cấp sản phẩm. Công việc chăn nuôi và thu thu hoạch lúa cho nông dân đạt hiệu quả cao nên nhiều hội viên, nông dân tham gia học tập kinh nghiệm.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.