Khởi nghiệp sau chuyến xuất ngoại

Anh Lê Văn Thuận, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Bình Dương (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) kể lại, trong một chuyến đi công tác tại Đài Loan, anh được một người bạn mời thưởng thức loại trái cây bản địa.

Khá bất ngờ khi loại trái cây này có màu sắc rất giống với quả mãng cầu ở nước ta. Những năm qua, tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu nên sản xuất nông nghiệp của nước ta bị ảnh hưởng không nhỏ. 
Để tháo gỡ khó khăn, nhiều hợp tác xã (HTX) đã chủ động hỗ trợ, đồng hành cùng bà con nông dân. Điển hình là HTX nông nghiệp Bình Dương có văn phòng đại diện tại 290, ấp Bình Hòa, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Khởi nghiệp sau chuyến xuất ngoại
HTX nông nghiệp Bình Dương thành lập năm 2016, với 45 thành viên tham gia. Thời gian đầu, các thành viên của HTX chỉ trồng cây tiêu truyền thống. Nhưng do canh tác nhỏ, giống tiêu lạc hậu, giá cả bấp bênh, dịch bệnh, người trồng chỉ đủ thu hồi vốn.

thuan108382024072021-1629281914976-162928192241732477518.jpg

Anh Lê Văn Thuận (bìa trái, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Bình Dương (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) cùng ông Trịnh Đức Dũng (áo trắng) kiểm tra na đến mùa thu hoạch (Ảnh: Duy Minh)

Thấy được những khó khăn của các xã viên cũng như người nông dân, anh Lê Văn Thuận, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Bình Dương không khỏi trăn trở. 

Làm cách nào để bà con nông dân có thể chuyển mình trong thời kỳ khó khăn này luôn là điều khiến anh phải suy nghĩ và tìm phương hướng khắc phục. Thấu hiểu và đồng cảm với bà con nông dân, anh không ngừng tìm tòi học hỏi thử nghiệm, thậm chí liên kết với các nhà khoa học để tìm ra câu trả lời. 

Anh Thuận kể lại, trong một chuyến đi công tác tại Đài Loan, anh được một người bạn mời thưởng thức loại trái cây bản địa. Khá bất ngờ khi loại trái cây này có màu sắc rất giống với quả mãng cầu ở nước ta.

Tuy nhiên, hình dáng có vẻ đặc biệt hơn rất nhiều bởi trái có mắt to nhô lên rõ rệt, hương vị không chỉ rất ngọt mà còn có hòa quyện mùi thơm của quả dứa. 

Người dân ở đây gọi chúng là na dứa Đài Loan, cái tên đúng như hương vị và nguồn gốc của nó. Qua tìm hiểu, anh Thuận được biết, nhiều nông dân nơi đây đã thoát nghèo nhờ loại cây trồng này. 

Nhận thấy khí hậu vùng này không có nhiều khác biệt so với quê mình, anh Thuận quyết định mang giống cây về Việt Nam và trồng ở Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bình Dương...

thuan208383424072021-1629281928790-1629281929388121947811.jpg

Anh Lê Văn Thuận và ông Trịnh Đức Dũng hướng dẫn nông dân chăm sóc cây na dứa (Ảnh: Duy Minh).

Tại tỉnh Bình Phước, anh trồng 2 ha tại chân núi Bà Rá, 2 ha tại Bù Na, xã Nghĩa Trung (huyện Bù Đăng). Hiện tại cây đang phát triển tốt, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. 

Đặc biệt, những quả na ở đây có mùi thơm của quả dứa, vị đậm đà hơn so với na ở Đài Loan. Từ kết quả trên, anh Thuận tiếp tục nhân rộng giống na này trên 30 ha để làm kinh tế.

Mở lối cho xã viên
Đến mùa thu hoạch, mỗi quả na dứa nặng gần 1kg, với giá bán 300 ngàn đồng/kg. Hiện nay, cây na dứa đã được nhiều người lựa chọn thay thế cho những vườn tiêu già cỗi. 

Xã viên HTX nông nghiệp Bình Dương đã trồng với diện tích lớn. Chị Nguyễn Thị Thu Cúc, ở ấp 2, xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo (Bình Dương) cho biết: “Tôi trồng được 2,3 sào, khoảng 400 cây. Cây na dễ trồng, dễ chăm, nó lớn lẹ lắm, như bón phân bón lót, bỏ thêm phân dặm chỉ 1, 2 lần là lớn nhanh như thổi. Khi nào mình muốn cắt cành, bón phân, HTX có người hỗ trợ, hướng dẫn nên rất thuận lợi và yên tâm với mô hình này”.

thuan308390424072021-1629281930282-16292819304711001230759.jpg

Anh Lê Văn Thuận hướng dẫn kỹ thuật bọc quả na để tránh côn trùng phá (Ảnh: Duy Minh, chụp trước ngày 27-4-2021)

Những ai đang muốn trồng loại cây này, có thể đến tham quan trực tiếp vườn cây của HTX để có thể học hỏi thêm. 

Tại đây, người dân sẽ được quan sát vườn cây đang phát triển và thưởng thức mùi vị đặc biệt thơm ngon của loại quả xuất xứ từ Đài Loan này. 

Theo ông Trịnh Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), cây na dứa Đài Loan rất tiềm năng, nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân. 

Muốn trồng loại cây này, trước nhất là phải tìm hiểu về kĩ thuật trồng chăm sóc, đặc biệt là khâu chọn giống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu chọn không đúng giống, trong qua trình chăm sóc và ra hoa đậu trái nó không có kết quả, xem như chúng ta thất bại. Khuyến cáo bà con, cần tìm hiểu rõ ràng, có nguồn gốc xuất xứ.

Với sự cố gắng không ngừng, HTX Nông nghiệp Bình Dương cam kết là nơi cung cấp nguồn giống tốt, chất lượng tại địa phương. Đồng thời là đầu mối thu mua sản phẩm cho bà con nông dân. Hy vọng trong tương lai không xa những quả na dứa được thu hái từ bàn tay của người nông dân sẽ được đưa đi khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

 

Nguồn: Theo báo Bình Phước

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.