Kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm

5 hiệp hội thực phẩm vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ tháo gỡ vướng mắc liên quan đến yêu cầu tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

kien-nghi-go-kho-cho-doanh-nghiep-che-bien-thuc-pham-1818_20211122_227-182133.jpeg

5 hiệp hội kiến nghị Chính phủ gỡ khó cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm về việc bổ sung vi chất dinh dưỡng. Ảnh: Sơn Trang.

Theo 5 hiệp hội (Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hội Lương thực thực phẩm TP. HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc), một nội dung tại Nghị định 09/2016/NĐ-09 ngày 28/1/2016 (sau đây gọi tắt là Nghị định 09) đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Cụ thể về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 09 nêu: “Muối…, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” (áp dụng từ ngày 15/3/2017) và Điểm b, Khoản 1, Điều 6 nêu: “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” (có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/3/2018).

Thời gian qua, các quy định này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm tăng nhiều chi phí, tăng vấn nạn cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhưng không có hiệu quả, không phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro và thông lệ quốc tế cũng như dẫn đến nguy cơ tổn hại sức khỏe cho một bộ phận người Việt. Vì vậy, ngay sau khi Nghị định 09 ban hành, các hiệp hội đã liên tục có nhiều kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Y tế với mong muốn kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 19); trong đó, tại Điểm b, Khoản 15, Mục III, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/1/2016 của Chính phủ về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm theo hướng: Bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại Điểm a (Khoản 1, Điều 6); bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại Điểm b (Khoản 1, Điều 6). Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

Tuy nhiên, đến nay các hiệp hội và doanh nghiệp vẫn chưa thấy Nghị định 09 được sửa đổi nội dung quan trọng trên.

Không những thế, mới đây, ngày 14/9/2021, Bộ Y tế lại ban hành văn bản số 7658/BYT-PC gửi các hiệp hội, các doanh nghiệp thực phẩm và tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm Nghị định 09, thể hiện không thay đổi quan điểm về việc bắt buộc các doanh nghiệp chế biến thực phẩm phải bổ sung vi chất.

Gần đây nhất, Bộ Y tế lại đang tiến hành xây dựng và lấy ý kiến góp ý Dự thảo Kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định 09. Điều này khiến các hiệp hội và doanh nghiệp chế biến thực phẩm băn khoăn, lo lắng, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang nỗ lực hồi phục sau đại dịch Covid-19.

5 hiệp hội khẳng định, các hiệp hội và doanh nghiệp chế biến thực phẩm hoàn toàn ủng hộ Chính phủ thực hiện các giải phảp để cải thiện sức khỏe và thể chất của người Việt Nam, đó cũng chính là nhiệm vụ, mục tiêu, lợi ích của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, việc bổ sung vi chất cần được thực hiện một cách phù hợp, trên nguyên tắc quản lý rủi ro, vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân, giảm tỷ lệ bệnh và thể chất yếu do thừa hoặc thiếu vi chất, đồng thời không gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm nói riêng, kinh tế nói chung.

Trên tinh thần đó, các hiệp hội thực phẩm đề nghị Thủ tướng, Chính phủ xem xét, chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi Nghị định 09 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 19/2018/NQ-CP đã ban hành. Chỉ bắt buộc muối dùng trong nấu ăn hàng ngày và các gia vị dạng rắn như hạt nêm, viên súp gia vị,…phải bổ sung I-ốt và khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thay vì yêu cầu bắt buộc, theo đúng tinh thần Nghị quyết 19.

 

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.