Kỳ lạ: Lão nông Kon Tum "bắt được bệnh" cho cây, chế ra bao "thần dược" cải tạo đất trồng cây gì thu cây nấy

Tôi gọi Đặng Công Kiên (46 tuổi), tổ dân phố 5, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi là “lão nông” độc đáo. Từ “tay mơ”, ông đã tự sản xuất ra các loại phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, hướng đến làm nông nghiệp hữu cơ.

Không chỉ áp dụng cho bản thân, ông đang vừa giúp đỡ, vừa hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện hướng đến thành lập “Liên minh nông nghiệp tử tế”.

Vườn sầu riêng ông Lưu Văn Dụng, tổ dân phố 6, thị trấn Plei Kần đang vào vụ nhưng lại gặp “vấn đề” về dịch bệnh. 10 quả, hư rụng hết 9 quả.  Nóng ruột, ông Dụng tìm đến cầu cứu ông Kiên. Vẻ mặt đượm buồn, ông Dụng nhờ ông Kiên giúp sức, hỗ trợ khắc phục sâu bệnh hại quả, hại cây.

Trong đống sầu riêng mới rụng, ông Kiên bổ thử 3 quả, thối cả 3. Như “bắt được bệnh”, ông từng bước đi xuống vườn, xem lá, xem quả kỹ càng rồi khẳng định: bệnh thán thư rồi! Nói đoạn, ông ra xe ô tô, lấy 1 can thuốc bảo vệ thực vật sinh học, mang vào tận vườn rồi từ tốn hướng dẫn: “Biếu can này, mai ông tranh thủ gọi công phun lên quả để cứu quả. Men bảo vệ này, tôi tự làm, toàn bộ là hữu cơ, không hóa chất, phun trực tiếp lên quả, không ảnh hưởng đến cây, quả và sức khỏe. Với những quả đã bị đục bên trong, không cứu chữa được, nhưng với những quả chưa bị sâu hại, vẫn có khả năng chống chịu”.

“1.000 hộ làm nông, thì có đến hàng ngàn vườn cây có “vấn đề” khác nhau”,  để minh chứng, ông Kiên tiếp tục dẫn chúng tôi đến mảnh vườn khác tại xã Đăk Dục. Quan sát từng gốc mít, gốc sầu riêng, ông Kiên bật điện thoại, mở lại hình ảnh đã chụp ở vườn cách đây 15 ngày rồi bảo với chủ vườn: “Khác hẳn nhé! Cây hết vàng, ra đọt lá rồi đấy. Bây giờ, phải tiếp tục chăm bón. Sử dụng phân vi sinh, thuốc  sinh học, cây sinh trưởng, phát triển nhanh, tốt”.

152834anh-kien-tu-u-cac-loai-phan-vi-sinh-thuoc-tru-sau-sinh-hoc-1626249165833746484168.jpg

Ông Kiên tự ủ các loại phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học. Ảnh: H.T

 Chủ vườn cũng gật đầu tán thành: “Cây khác nhiều lắm, sâu bệnh giảm hẳn. Em vừa làm vừa thử nghiệm, may có anh hướng dẫn”.

Nghe cách nói, hướng dẫn về việc xử lý đất, sâu bệnh, sinh trưởng của cây, việc tạo dinh dưỡng, làm thuốc trừ sâu, phân bón vi sinh…, cứ nghĩ rằng ông Kiên từng học về nông nghiệp. Nhưng không, thực chất, ông từng là “tay mơ” về nông nghiệp và chỉ mới bắt đầu làm nông vài năm trở lại đây.

Mời khách uống mật ong lên men với tỏi, gừng, nghệ sau một buổi tham quan, ông Kiên bảo rằng, nhờ học cách làm nông nghiệp sạch, trải nghiệm sản xuất nên chế biến ra nhiều thức uống hữu cơ hấp dẫn.

Uống nước ông Kiên mời, chúng tôi như được tiếp thêm năng lượng. Sau đó, ông Kiên dẫn cả đoàn vào tham quan 3 ha đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ của gia đình mình. Trong mảnh vườn, cam, quýt trĩu quả. Những hàng mít, sầu riêng xanh mướt, bắt mắt. Nhưng điều làm ông Kiên tự hào lại chính là lớp phân giun dưới cỏ dày cộm. “Ngày trước, chính mảnh đất này làm tôi mất ăn mất ngủ. Đất xấu đến mức không trồng được một cây nào. Nhưng bây giờ, nhìn phân giun, đủ biết đất tốt cỡ nào” - ông Kiên hớn hở khoe.

152920tu-xay-dung-khu-vuon-huu-co-16262491658071434263521.jpg

Tự xây dựng khu vườn hữu cơ. Ảnh: HT

 Vốn là dân kinh doanh đa dạng các mặt hàng, nghĩ tới tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, cách đây khoảng 5 năm về trước, ông Kiên mua 3ha đất để học cách… làm nông. Tuy nhiên, ban đầu còn mù tịt kiến thức, cộng thêm đất rừng khộp, ông sử dụng đủ loại phân hóa học, đất vẫn xấu đến mức trồng cây nào, chết cây đó.

Không thể trồng trọt, ông Kiên lại chuyển sang chăn nuôi. Ông đầu tư hơn 200 triệu đồng để mua bò. Trong quá trình nuôi bò, ông đầu tư trồng cỏ để bảo đảm nguồn thức ăn. Song, đất cằn cỏ cũng không thể sống được. Thấy vậy, ông tìm hướng bán bò và chuyển sang nuôi trùn quế. Lại thất bại. Mất khoảng 200 triệu đồng tiền đầu tư nuôi trùn, ông chỉ thu được số phân trùn không đáng kể.

“Lúc đấy, tôi tìm hiểu, thấy phân gà giúp đất tốt lên nên chuyển hướng nuôi gà với mục đích lấy phân bón. Bỏ ra cả trăm triệu đồng nuôi gà, mình thu được khoảng 10 tấn phân, lỗ tầm 70 triệu đồng” – ông Kiên chia sẻ.

 Kết hợp sử dụng chất cải tạo đất cùng với phân gà, ông Kiên nhận thấy đất được phục hồi. Lúc đó, cây cỏ mọc lên, ông mừng thầm trong bụng.

Trong một lần tình cờ sang Lào, ông Kiên nhận thấy đất ở Lào rất nhiều trùn, cây cối xanh tốt. Ông thuê người vận chuyển 2 xe phân trùn về đổ vào đất để thử nghiệm và cải tạo đất. Sử dụng thêm số phân trùn nuôi được, số phân gà… để cải tạo. Và cuối cùng, đám đất khô cằn cũng chịu tơi xốp. Tháng 6/2020, ông thử nghiệm trồng chanh dây hữu cơ (từ các loại phân vi sinh nhập khẩu mua trên thị trường-pv).

Với giá bán 50 ngàn đồng/kg quả, thời gian đầu việc tiêu thụ quả chanh dây rất nhanh. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh Covid - 19 trên cả nước diễn biến phức tạp, xe hạn chế lưu thông giữa các tỉnh thành, chanh dây không bán được, tồn đọng nhiều. Trong lúc đau đầu nhìn đống quả chanh có nguy cơ hư từng ngày, ông bắt đầu lên mạng tìm kiếm các thông tin với hy vọng bán được để thu hồi vốn. May mắn, ông tìm vào trang Liên minh nông nghiệp tử tế. Tại đây, ông  thấy các bài giảng về làm phân, làm thuốc vi sinh hữu cơ.

153000anh-huong-dan-nguoi-dan-su-dung-cac-san-pham-huu-co-1626249165730896700413.jpg

Hướng dẫn người dân sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Ảnh: H.T

 Sẵn đống chanh dây đang ế, theo công thức sẵn có, ông Kiên sử dụng ruột quả làm men; sử dụng vỏ quả làm phân vi sinh. Và kết quả như mong đợi. Như tìm được chân lý, ông chuyển hướng không sử dụng các sản phẩm vi sinh mua sẵn mà tự tay làm ra phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Hàng ngày, ông Kiên tham gia vào nhóm, tìm hiểu các công thức và thực hành. Thuộc làu làu các công thức, ông nắm rõ loại cây nào sẽ cung cấp chất gì để tạo ra NPK hữu cơ vi sinh. Để chắc chắn hơn, ông liên hệ, mời chuyên gia về hướng dẫn cho bản thân. Đặc biệt, không giấu cho riêng mình, ông mời thêm 40 hộ nông dân trên địa bàn đến cùng nghe hướng dẫn.

Được bày chỉ rõ ràng, ông Kiên làm theo và thử nghiệm trên chính khu vườn của mình. Chỉ cho khách những đám phân đang ủ từ mì, từ rác hữu cơ, từ các loại quả, cỏ…, ông Kiên bảo: Chi phí thực hiện rất thấp, nhưng hiệu quả cao hơn nhiều. 3ha đất cằn cỗi, nhờ phân vi sinh mà cây cối phát triển xanh mát. Mình cũng học cách giữ thảm cỏ, biết cách tạo chất dinh dưỡng từ cỏ.

Từ đó, ông Kiên thử nghiệm, chế biến đủ loại phân bón, đủ loại thuốc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây cũng như để chữa từng loại bệnh của cây. Đặc biệt, ông còn làm ra men khử mùi hôi, giúp khử mùi tại các khu chăn nuôi và làm ra vi chất để làm “bom” hạt giống.

Từ trải nghiệm của bản thân, nhận thấy nông nghiệp hữu cơ là hướng đi hợp lý, người nông dân có thể tự sản xuất ra phân bón, thuốc bảo vệ, tự chủ động về nguồn giống, tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất, ông Kiên đã khuyến khích, vận động các hộ dân làm theo. “Có khoảng 200 hộ đến học tập và tôi sẵn sàng chia sẻ. Đến nay, có khoảng 10 hộ đã tự làm phân bón, tự xây dựng các mô hình hữu cơ. Ngoài ra, nhiều hộ dân trước đây sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nay cũng dần chuyển hướng theo hữu cơ” – ông Kiên cho hay.

Để việc làm nông nghiệp mang tính bền vững, ông Kiên đang hỗ trợ miễn phí cho nhiều người dân một số sản phẩm phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học để thử nghiệm. Ông cho biết, hiện tại, ông tìm được nguồn hỗ trợ về truyền thông, về tính pháp lý, đã kết hợp để giải quyết vấn đề đầu ra, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc trưng… Bây giờ, ông mong người dân cùng thay đổi cách làm, sản xuất ra các sản phẩm hữu cơ để có đủ số lượng cung ứng, đảm bảo thị trường. “Giúp người dân thay đổi cách nghĩ, chuyển từ thói quen sản xuất bằng chất hóa học sang sinh học không hẳn là điều dễ dàng. Tuy nhiên, nếu cố gắng và đam mê sẽ làm được” – ông Kiên hy vọng.

 

Nguồn: Theo báo Kon Tum

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.