Long An: Hé lộ bí quyết trồng chanh xen canh đu đủ
Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi với mô hình trồng chanh xen canh đu đủ.
Trong đó, có ông Lê Văn Dỏn (ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó, có ông Lê Văn Dỏn (ấp 4, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức).
Nhiều năm liền, cựu chiến binh Lê Văn Dỏn (bên phải) được công nhận nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Năm 1962, ông Dỏn tham gia bộ đội và giữ chức vụ Chính trị viên phó Đại đội C1 (Huyện đội Bến Lức). Đến năm 1980, ông phục viên và hưởng chính sách người có công. Từ khi rời quân ngũ, ông luôn nỗ lực trong cuộc sống, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu.
Từ diện tích trồng mía ban đầu, ông Dỏn chuyển sang trồng chanh không hạt và xen canh các loại cây trồng ngắn ngày. Nhờ học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên vườn chanh xen canh đu đủ vàng của gia đình ông năm nào cũng cho năng suất cao.
Với 1,8ha trồng chanh, trồng đu đủ, mang lại lợi nhuận cho ông từ 120-150 triệu đồng/năm.
Ông Dỏn chia sẻ: “Từ khi chuyển sang trồng chanh xen canh đu đủ, cuộc sống ổn định hơn trước rất nhiều. Cây chanh cho sản lượng quanh năm, riêng đối với cây đu đủ, từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 8 tháng, mỗi gốc có thể cho năng suất từ 20-30kg. Hiện thương lái từ TP.HCM xuống tận vườn thu mua với giá từ 14.000-15.000 đồng/kg. Đu đủ vàng bán với giá cao gấp 3 lần so với đu đủ thường”.
Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp 4, ông Dỏn thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên và người dân, kết hợp tuyên truyền, vận động mọi người xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn thường xuyên giúp đỡ những gia đình hội viên CCB có hoàn cảnh khó khăn như cho mượn vốn không tính lãi, chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cây trồng,... giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống.
Với những đóng góp tích cực trong thời gian qua, CCB Lê Văn Dỏn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành.
Chủ tịch Hội CCB xã Thạnh Lợi - Cao Văn Được cho biết: “CCB Lê Văn Dỏn là gương điển hình tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế. Trước đây, gia đình ông thuộc diện khó khăn nhưng với ý chí của người lính và với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ông đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế.
Ông sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, Hội CCB xã Thạnh Lợi xây dựng nguồn Quỹ tương trợ được 134 triệu đồng. Nguồn quỹ này giúp nhiều lượt hội viên CCB vay để phát triển kinh tế”.
Với tinh thần vượt khó vươn lên, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, CCB Lê Văn Dỏn đã góp phần cho hoạt động Hội CCB huyện Bến Lức thêm hiệu quả. Ông là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo gương Bác để các hội viên học hỏi, làm theo để cùng vươn lên.
Nguồn: Theo báo Long An
Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông
Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi
Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.
Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược
Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.
Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học
Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng
Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con
Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.
Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine
Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ
Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư
Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.
Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ
Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.
Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây
Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.
Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao
Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.
Bình luận