Lúa lai DT21 đứng chân ở vùng cao

Giống lúa lai thế hệ mới DT21 (LC18) cho thấy hiệu quả vượt trội, đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng các tỉnh miền núi phía Bắc.

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiểu vùng khí hậu rất phù hợp cho việc nhân dòng lúa mẹ mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS), lưu trữ nguồn gen, nhân dòng giống gốc và sản xuất hạt giống lúa lai F1.

Năm 2018, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã phối hợp với PGS.TS Nguyễn Văn Hoan chọn tạo thành công dòng mẹ bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ (ký hiệu là T18S).

20211009_084051-160139_179.jpg

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai thăm điểm khảo nghiệm giống lúa DT21. Ảnh: H.Đ

Trung tâm đã tập trung nghiên cứu khai thác ưu thế của dòng T18S và đã lai cặp được một số tổ hợp giống lúa lai 2 dòng mới, trong đó có tổ hợp DT21 (LC18) có nhiều ưu điểm tốt về thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, đạt 7 - 7,5 tấn/ha.

Giống lúa này đã được khảo nghiệm từ năm 2018 đến nay và được trồng thử nghiệm ở diện tích khá lớn.

Tại hội nghị đánh giá mô hình giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 tại xã Cốc San (Thành phố Lào Cai), bà Nguyễn Thị Tuyến, thôn An Sang, xã Cốc San cho biết: DT21 sâu bệnh ít hơn giống khác. Mặc dù ruộng lúc nào cũng thụt nước nhưng lúa đẹp, hợp chất đất. 

Tương tự, bà Phạm Thị Nga cùng thôn An Sang chia sẻ: "Đây là vụ thứ ba nhà tôi sử dụng giống lúa DT21 (LC18), gạo ăn rất ngon và dẻo. Giống lúa này có thời gian sinh trưởng trung bình vụ xuân khoảng 115 ngày, vụ mùa khoảng 100 ngày, tương đối ngắn. Đặc biệt, tôi thấy vụ mùa mà cấy giống lúa này cho năng suất cao hơn hẳn các loại giống khác".

Hầu hết, bà con nông dân tham gia trồng thử nghiệm thấy được hiệu quả của giống lúa DT21 nên rất mong muốn đưa giống lúa này vào sản xuất đại trà. 

Ông Nguyễn Bá Thế, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết, ưu điểm vượt trội của giống DT21 là thời gian sinh trưởng phù hợp mùa vụ ở tỉnh Lào Cai, đặc biệt là chân ruộng một vụ vùng cao và chân ruộng lúa mùa vùng thấp.

DT21 có năng suất chất lượng cao, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, các loại bệnh phổ thông trên cây lúa rất tốt bởi giống lúa này có bộ lá đòng lòng mo, đứng xanh đậm từ lúc chín đến khi thu hoạch.

20211009_082617-160555_34.jpg

Cánh đồng trồng giống lúa DT21 của bà con nông dân xã Cốc San (thành phố Lào Cai). Ảnh: H.Đ 

Đặc biệt, giống lúa DT21 là một trong những giống lúa lai có chất lượng gạo ngon, mùi thơm nhẹ, hàm lượng amyloza đạt từ 13,6 - 14,2%…

Với giống lúa DT21, Trung tâm đã khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau ngoài Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi trồng thử nghiệm ở miền Tây Nam Bộ (Sóc Trăng), miền Nam Trung Bộ (Bình Định), các tỉnh ĐBSH... đều cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Tất cả điểm khảo nghiệm đều đánh giá được ưu điểm vượt trội về năng suất, tính kháng bệnh, chất lượng hạt gạo. Qua khảo nghiệm cho thấy, phát triển lúa lai thế hệ mới DT21 (LC18) sẽ góp phần ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10 - 25% so với sử dụng giống lúa thông thường.

Ghi nhận thực tế, ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai đánh giá cao năng suất, chất lượng giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 mang lại cho nông dân vùng cao. 

Ngoài ra, ông Tiến cũng đề nghị Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai sớm hoàn thiện các thủ tục để giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 sớm được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà.

Hiện nay, nhu cầu về giống lúa nói chung và giống lúa lai nói riêng phục vụ sản xuất là rất lớn, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu này từ nhiều năm qua vẫn là vấn đề nan giải. Hằng năm, Việt Nam vẫn phải nhập trên 11.000 tấn giống, trị giá 15 - 26 triệu USD, do vậy sản xuất lúa rất bị động về số lượng, chủng loại và đặc biệt giá cả ngày càng tăng cao.

Vì vậy, sản xuất hạt giống trong nước từ nhiều năm qua đã được Trung ương và địa phương quan tâm về chính sách khuyến khích phát triển. Trong đó, giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 do Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai tự phát triển được đánh giá khá cao.

 

 

Bình luận

Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên

Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.

Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường

Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật

Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?

Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế

Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.

Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít

Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định

Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.

Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ

Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg

Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất