Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

dau3.png

Đậu nành và các sản phẩm sau chế biến của SinFooTech. Ảnh: NSU

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để sản xuất đậu phụ là làm đông sữa đậu nành mới đun sôi, để nguội và ép chúng thành từng khăn. Tuy nhiên trong quá trình ép để loại bỏ nước, váng đậu phụ sinh ra từ đây thường bị bỏ đi và khởi nghiệp SinFooTech ở Singapore đã biến nó thành rượu đắt tiền.

Dân gian vẫn thường nói rằng “thùng rác của người này lại là kho báu của người khác”, và SinFooTech có thể là ví dụ hoàn hảo về kinh tế tuần hoàn.

Và loại rượu độc nhất vô nhị từ khởi nghiệp SinFooTech vừa chính thức được giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới. Thức uống có nồng độ cồn chưa tới 7% này được các chuyên gia cho là có hương vị giống như rượu sake Nhật Bản thoảng mùi trái cây và thảo mộc.

Ngoài việc tạo ra loại thực phẩm lành mạnh và sạch hơn, công ty khởi nghiệp SinFooTech còn đặt mục tiêu giải quyết vấn đề lãng phí thực phẩm.

Biến chất thải thành đồ uống giá trị
Vào năm 2016, Chua Jian Yong bắt đầu thực hiện nghiên cứu về váng sữa đậu nành, như một phần của chương trình nghiên cứu tiến sĩ tại khoa Công nghệ Thực phẩm của Đại học Quốc gia Singapore.

Trong quá trình loại bỏ váng đậu phụ chưa qua xử lý, chàng nghiên cứu sinh trẻ tuổi này nhận ra nó sẽ gây ô nhiễm môi trường vì protein và đường hòa tan trong váng sữa có thể góp phần làm suy giảm ôxy trong hệ thống thoát nước.

Do váng sữa đậu nành chứa hàm lượng canxi cao cùng với các chất dinh dưỡng từ đậu nành, anh Yong nghĩ rằng đó là một sự lãng phí và bắt đầu nghiên cứu cách chất lỏng có thể được "quay vòng sinh lợi".

dau2.png

Hiện một chai rượu Sachi 500 ml được bán với giá 26 euro, tương đương 672.000 đồng. Ảnh: vulcanpost

Dưới sự cố vấn của phó giáo sư Liu Shao Quan, cả hai thày trò đều quan tâm đến việc sản xuất thực phẩm bền vững, đã tiến hành các thí nghiệm lên men whey đậu nành để xác định xem nó có thể được tái chế hay không.

Đầu tiên anh làm ra sữa đậu nành tươi từ đậu nành, sau đó sử dụng sữa đậu nành để làm đậu phụ. Trong quá trình làm đậu phụ, anh đã thu thập hết váng sữa rồi bổ sung thêm đường, axit và men vào whey đậu phụ, và hỗn hợp này sau đó được lên men để tạo ra loại đồ uống có cồn.

Thày trò Jian Yong đã thiết kế một kỹ thuật lên men mới, sử dụng hoàn toàn váng đậu phụ mà không làm phát sinh bất kỳ loại chất thải nào. Toàn bộ quá trình sản xuất loại đồ uống có cồn này mất khoảng ba tuần lễ.

Kết quả là sau ba tháng nghiên cứu và thử nghiệm, họ đã hoàn thiện một kỹ thuật biến đổi sinh học của váng sữa đậu nành thành một loại rượu chưa từng có ở đâu trên thế giới. Họ đặt tên cho thức uống này là Sachi.

Một người bạn học cũ từ thời đại học, Jonathan Ng đã nếm thử rượu Sachi và “vô cùng ngạc nhiên vì hương vị tuyệt vời”.

Vài tháng sau, Jian Yong và Jonathan đã cùng sáng lập ra SinFooTech vào năm 2018, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Singapore và tập trung vào việc tái chế các sản phẩm phụ từ chất thải trong ngành sản xuất thực phẩm và nhận được hàng trăm ngàn đô la để hiện thực hóa các ý tưởng. Jonathan đảm nhiệm chức giám đốc điều hành của công ty và phụ trách chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động hàng ngày của công ty.

Khi được hỏi bước ngoặt nào khiến anh quyết định trở thành một doanh nhân? Jonathan nói: “Đó là vào học kỳ đầu tiên ở trường đại học, tôi bị điểm kém cho môn học yêu thích của mình. Vị giáo sư đã không thích tôi khi tôi không đồng ý với nhiều điều đã được dạy trong sách vở. Sau đó tôi nhận ra rằng điều đó không quan trọng miễn là bạn làm tốt công việc của mình và bạn yêu thích nó. Điều tương tự cũng sẽ áp dụng trong bất kỳ môi trường nào".

Và sau đó, Jonathan quyết định “rẽ ngang” sang công việc kinh doanh đầu tiên của mình, để đến năm 2020 anh là một trong 30 người dưới 30 tuổi được nhận giải thưởng của Forbes châu Á, cùng với người bạn Jian Yong.

Đồ uống thay thế không chứa gluten tốt cho sức khỏe

dau1.png

Jonathan Ng, đồng sáng lập kiêm CEO của SinFooTech bên hình ảnh sản phẩm. Ảnh: SMU

Hiện SinFootech là công ty duy nhất sử dụng 100% whey đậu nành thu được để chuyển nó thành thực phẩm.

Các nghiên cứu trước đây về váng sữa đậu nành chủ yếu liên quan đến việc chiết xuất các nguyên liệu hữu ích và vẫn tạo ra một lượng lớn chất thải.

Hiện tại, công nghệ lên men của công ty đã được cấp bằng sáng chế và có thể sản xuất khoảng 30 lít rượu trong khoảng một hoặc hai tuần.

Vào tháng 3 năm nay, Sachi đã được tung ra thị trường. Jonathan cho biết: “Cái tên Sachi cũng có nghĩa là sự nở hoa của trí tuệ, biểu thị sự ra đời của một loại đồ uống mới thông qua công nghệ và chúng tôi hy vọng rằng có thể mang lại sự thay đổi tích cực cho người tiêu dùng”.

Theo Jonathan, Sachi là một loại rượu nhẹ như bia và dễ uống. Nó phù hợp cho những người bình thường, chưa quen khẩu vị với các sản phẩm đồ uống có cồn hiện có trên thị trường. Điều đặc biệt nhất là nó không chứa gluten và không có hoa bia, là một sự thay thế tốt cho bia hoặc những ai bị dị ứng với gluten hoặc hoa bia hay đang tìm cách kiêng tránh chúng hoàn toàn.

Rượu Sachi cũng rất giàu chất chống oxy hóa thường được gọi là isoflavone. Isoflavone đã được chứng minh trong các nghiên cứu để cải thiện sức khỏe của da và xương khớp, có thể tăng khả năng bảo vệ chống lại các chứng bệnh liên quan đến tuổi tác như tim mạch hoặc loãng xương.

Anh Jonathan cho biết: “Trên thực tế, thông qua quá trình lên men, isoflavone được ‘mở khóa’ từ dạng liên kết thành dạng tự do để cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thụ hơn”.

Chúng ta đều biết, váng sữa đậu nành không để được lâu và có thể hư hỏng trong vòng ba đến bốn giờ. Tuy nhiên SinFooTech đã cố gắng tìm ra cách để kéo dài thời hạn sử dụng của nó thông qua các phương pháp biến đổi sinh học, trước khi nó bị hư hỏng, lên khoảng bốn tháng.

Trong tương lai, công ty cũng có kế hoạch tiến hành nghiên cứu và phát triển thêm các biến thể của rượu Sachi (ví dụ: độ cồn 0%, phiên bản có hương vị trái cây...) Các bước này dự kiến sẽ giúp công ty thành lập thêm cơ sở sản xuất nghiên cứu, thử nghiệm và đổi mới sản phẩm. “Chúng tôi hy vọng sẽ phổ biến công nghệ tuần hoàn bền vững này đến nhiều quốc gia trên thế giới”, anh Jonathan nói thêm.

 

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Phương pháp khí canh có khả năng tăng năng suất lên 10 lần

Khí canh khoai tây là một phương pháp canh tác không cần đất mới, hứa hẹn cho năng suất tốt hơn nhưng chi phí sản xuất thấp hơn so với canh tác thông thường.