Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

cs3.png

Thu hoạch lá cần sa ở Mỹ. Ảnh: HT

Vào tháng 11 năm ngoái, tập đoàn Leafly Holdings, Inc đã công bố bản “báo cáo thu hoạch cần sa” đầu tiên nhằm kiểm tra “giấy phép trang trại và tình hình sản xuất cần sa ở 11 bang có các đầu mối phân phối hợp pháp dành cho người lớn”.

Trước đó, cần sa đã được công nhận hợp pháp sử dụng trong ngành y tế ở 37 bang của Mỹ. Tuy nhiên, báo cáo trên chỉ tập trung vào hoạt động của các bang được công nhận sản xuất và chế biến cần sa phục vụ mục đích giải trí dành cho người lớn. Có nghĩa là tại 11 bang này, bất kỳ người lớn nào cũng có thể bước vào một cửa hàng được cấp phép và mua cần sa một cách công khai.

Theo con số được nêu trong báo cáo tại 11 bang trên,cây cần sa đã được cấp phép trồng ở 13.042 trang trại và cho thu hoạch 2.278 tấn sản phẩm trong năm ngoái. Số lượng thành phẩm được ước tính có thể lấp đầy 57 bể bơi Olympic, hoặc hơn 11.000 xe tải xếp hàng dài 36 dặm. Và loại cây trồng đặc biệt này được tính toán có thể đem lại 6.175.000.000 USD cho nông dân Mỹ mỗi năm.

Con số hơn 6 tỷ đô la này đã xếp cần sa là “cây trồng có giá trị thứ năm ở Mỹ”, sau ngô (61 tỷ USD), đậu nành (46 tỷ USD), cỏ khô (17,3 tỷ USD) và lúa mì (9,3 tỷ USD) nhưng vượt xa bông (4,7 tỷ USD), gạo (3,1 tỷ USD) và đậu phộng (1,3 tỷ USD).

cs2.png

Quy trình chiết xuất cần sa. Đồ họa:  Leafly

Báo cáo cho biết tại 5 trong số 11 bang mà việc buôn bán, kinh doanh cần sa dùng cho người lớn sử dụng là hợp pháp, bao gồm Alaska, Colorado, Massachusetts, Nevada và Oregon thì cần sa thực sự là cây trồng có giá trị nhất.

“Tại các bang có các cửa hàng bán lẻ cần sa dành cho người lớn đang hoạt động, cần sa đều xếp hạng không thấp hơn thứ năm về giá trị cây trồng nông nghiệp, chưa kể đến việc loại cây trồng này mới được thừa nhận hai năm kể từ khi các cửa hàng đầu tiên đi vào hoạt động. Ví dụ ở bang Alaska, cây cần sa có giá trị cao hơn gấp đôi so với tất cả các loại sản phẩm nông nghiệp khác cộng lại”, các tác giả của báo cáo cho biết.

Theo tập đoàn Leafly Holdings, Inc, mục tiêu của báo cáo thu hoạch là “định lượng sản lượng cần sa hàng năm tại các bang được sử dụng cho người lớn đang hoạt động, tương tự như Dịch vụ Nghiên cứu Kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện đối với tất cả các loại cây trồng khác”.

Theo đó, USDA đã theo dõi cụ thể sản lượng hàng năm, giá cả và giá trị ước tính cho gần như mọi loại cây trồng thương mại được sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên hiện USDA chưa đưa cần sa vào dịch vụ nghiên cứu do tình trạng của cây này là một loại ma túy thuộc Bảng I”. Các tác giả báo cáo cho rằng: “Điều này là hơi kỳ bởi tại các bang đã thừa nhận cần sa là hợp pháp dùng cho người lớn, thì loại cây trồng này luôn là một trong những cây trồng có giá trị cao nhất trên đồng ruộng”.

cs1.png

Thu hoạch và sơ chế lá cần sa trước khi chế biến. Ảnh: HT

“Chúng tôi cũng tin rằng đã đến lúc cần chấm dứt sự kỳ thị gắn liền với việc trồng cần sa. Đến nay đã có quá nhiều cơ quan nông nghiệp nhà nước và các nhà hoạch định chính sách vẫn ‘phân biệt đối xử’ những người trồng cần sa và họ vẫn tiếp tục định kiến bằng việc viện một số điều luật đặc biệt liên quan đến nông nghiệp để loại trừ việc trồng cần sa”, các tác giả viết.

Điều trớ trêu là hiện hầu hết nông dân trồng cần sa - theo luật- đều phải giấu cây trồng của họ khỏi tầm nhìn của công chúng, cứ như thể mọi người “chỉ nhìn thấy một chiếc lá hình rẻ quạt” cũng có thể gây say. Những biện pháp không công bằng và không cần thiết này đối với một loại cây trồng hợp pháp (là một trong những sản phẩm nông nghiệp hàng đầu) ở nhiều bang cũng như đối với nông dân trồng cần sa theo thời vụ là vô lý.

Các tác giả đã nhắc lại một nghiên cứu được công bố vào tháng trước thông qua Dự án Chính sách Cần sa, cho thấy 11 bang có các nhà bán lẻ cần sa cho người lớn được cấp phép đã tạo ra tổng doanh thu hơn 3,7 tỷ USD vào năm 2021. Con số đó khiến doanh thu từ cần sa giải trí ở các bang đó tăng 34% so với năm 2020.

“Việc hợp pháp hóa và điều tiết cần sa dùng cho người lớn cũng đã tạo ra hàng tỷ đô la doanh thu thuế, tài trợ cho các dịch vụ và chương trình quan trọng ở cấp tiểu bang, và tạo ra hàng nghìn việc làm trên khắp đất nước. Trong khi đó, tại các bang ‘chậm tiến’ vẫn đang tiếp tục lãng phí nguồn lực của chính phủ vào việc thực thi các luật lệ cũ liên quan đến cần sa, gây hại cho quá nhiều người Mỹ ”, Toi Hutchinson, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Dự án Chính sách Cần sa nói, đồng thời cho biết thêm rằng, những con số trong báo cáo này là “bằng chứng bổ sung đã đến lúc chấm dứt việc cấm cần sa vì nó mang lại lợi ích to lớn cho các bang”.

 

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.

Nông dân EU buộc phải dùng thức ăn chăn nuôi biến đổi gen

Nhiều nông dân châu Âu gấp rút lên kế hoạch nhập số lượng lớn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen từ Mỹ và Brazil, do dòng chảy ngô từ Ukraine đang bị cắt đứt.