Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

lt.png

Tốc độ lạm phát giá lương thực đang khiến đồng tiền của các nước thuộc thị trường mới nổi dễ bị tổn thương. Ảnh: Ajazeera

Tuy nhiên có điều ai cũng nhìn thấy là khi cuộc chiến bước sang tháng thứ ba, hậu quả kinh tế từ cuộc xung đột ngày càng rõ ràng và triển vọng có vẻ không mấy khả quan. Nhất là trong bối cảnh hỗn loạn của áp lực lạm phát toàn cầu do giá lương thực và năng lượng tăng cao, cùng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn sau đại dịch Covid-19, chiến sự Nga- Ukraine đang làm trầm trọng thêm căng thẳng cung cầu, gây tổn hại đến tâm lý người tiêu dùng và đe dọa tăng trưởng kinh tế thế giới.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tỷ lệ lạm phát của Mỹ sẽ chạm 7,7% trong năm nay và 5,3% ở khu vực đồng euro. Lo ngại về giá cả tăng đang thúc đẩy các nhà đầu tư bán trái phiếu, đẩy lợi suất cao hơn; lợi suất trên trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã chạm mức 2,94% vào tuần trước, mức chưa từng thấy kể từ năm 2018.

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng, các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất thêm để kiểm soát đà tăng giá, một động thái cũng có thể thúc đẩy thị trường bán tháo nhiều hơn, theo IMF.

Bill Blain, chiến lược gia tại Shard Capital, cho biết: “Lạm phát từ các doanh nghiệp nông nghiệp, năng lượng và chuỗi cung ứng đang quay tít mù không kiểm soát nổi. Nó giống như một phản ứng hạt nhân, đang gây ra một loạt các hậu quả phía trước rất nguy hiểm”.

Theo giới phân tích, mặc dù điều gì xảy ra trên chiến tuyến trong vài ngày hoặc vài tuần tới, những cú sốc từ cuộc xung đột sẽ tiếp tục dội xuống nền kinh tế toàn cầu, bằng việc cả Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu.

IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022 và 2023, với lý do tác động kinh tế từ cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ “lan truyền sâu rộng, làm tăng thêm áp lực giá cả và làm trầm trọng thêm các thách thức về chính sách”. Trong khi đó, WB cũng đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm 2022 gần một điểm phần trăm, từ 4,1% xuống 3,2%, với lý do tương tự.

Cả hai định chế tài chính này đều cho biết, việc hạ dự báo tăng trưởng của họ được đưa ra dựa theo các tính toán “cú sốc về nguồn cung” sẽ đẩy giá hàng hóa - trong đó Nga và Ukraine là các nhà cung cấp chính - sẽ tăng lên đáng kể.

Jari Stehn, chuyên gia kinh tế tại hãng Goldman Sachs, nói rằng tác động của cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra lực hãm cho nền kinh tế châu Âu. “Bức tranh toàn cảnh ở đây là nền kinh tế khu vực đồng euro đang chậm lại khá nhanh bởi vì lạm phát tăng cao, bắt đầu ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng. Trong khi đó, giá năng lượng đang đè nặng lên các nhà sản xuất gây ra một loạt các vấn đề về chuỗi cung ứng”, ông Stehn nói.

Daniel Aminetzah, người đứng đầu mảng Thực hành Nông nghiệp và Hóa chất của tập đoàn McKinsey (Mỹ) cho biết, tình hình chiến sự “tích hơp” với lạm phát và đại dịch Covid-19 nó hiện đang đặt ra “một mối đe dọa tiềm ẩn đối với nguồn cung cấp lương thực- thực phẩm trên toàn cầu”.

untitled.png

Giá cả các loại lương thực và phân bón toàn cầu đã tăng vọt kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine hôm 24/2/2022, cả hai quốc gia có vai trò quan trọng trong nguồn cung của thế giới. Ảnh: Bloomberg

Khu vực Ukraine-Nga được coi là đóng một vai trò quan trọng không chỉ với tư cách là nhà xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như lúa mì, mà còn là một trong những nhà cung cấp phân bón lớn trên thế giới.

“Có sáu tập đoàn lương thực chiếm khoảng 60 đến 70% hàng hóa nông nghiệp toàn cầu. Hai nước này còn chịu trách nhiệm về khoảng 30% lượng xuất khẩu lúa mì và 65% hướng dương toàn cầu, trong bối cảnh các thị trường này ngày càng chặt chẽ và có tính liên kết với nhau. Vì vậy chỉ một chút ít gián đoạn nguồn cung cũng sẽ tạo ra những tác động dây chuyền đến giá cả thế giới”, Denis lưu ý.

Theo ông Denis, trong hệ thống lương thực toàn cầu, các kịch bản cung - cầu trước đây chủ yếu được mã hóa dựa vào yếu tố thời tiết và các sự cố liên quan đến nguồn cung. Nhưng giờ đây, chúng ta đang ở trong một tình huống không thể tưởng tượng được, đặc biệt là khi nói đến nguồn cung lúa mì và phân bón quan trọng như Biển Đen.

Sự bất ổn này sẽ bắt đầu tạo ra thứ mà ông Denis mô tả là “hiệu ứng gẫy cổ” trong chuỗi cung ứng thực phẩm và thật khó để dự đoán đầy đủ hết các tác động mà ảnh hưởng thứ cấp đến các quốc gia sản xuất lương thực khác, như Brazil.

IMF cho biết, giá lương thực tăng có thể gây ra một tác động đáng lo ngại khác là bất ổn xã hội ở các nước nghèo.

Hiện chưa có bất kì dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ sớm ngừng các hoạt động, bất chấp việc bị hàng loạt các lệnh trừng phạt quốc tế nhắm vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, từ dầu khí đến hệ thống tài chính. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các biện pháp trừng phạt khó có thể ngăn cản Tổng thống Vladimir Putin khỏi các mục tiêu của ông ở Ukraine.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.

Nông dân EU buộc phải dùng thức ăn chăn nuôi biến đổi gen

Nhiều nông dân châu Âu gấp rút lên kế hoạch nhập số lượng lớn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen từ Mỹ và Brazil, do dòng chảy ngô từ Ukraine đang bị cắt đứt.