Nông dân EU buộc phải dùng thức ăn chăn nuôi biến đổi gen

Nhiều nông dân châu Âu gấp rút lên kế hoạch nhập số lượng lớn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen từ Mỹ và Brazil, do dòng chảy ngô từ Ukraine đang bị cắt đứt.

bb.png

Nông dân châu Âu đã buộc phải dùng thức ăn chăn nuôi biến đổi gen nhập khẩu từ châu Mỹ do quá phụ thuộc vào nguồn ngô nhập khẩu từ Ukraine, thể hiện qua biểu đồ hiển thị màu cam (7,2 triệu tấn). Nguồn: Bloomberg

Cuộc xung đột và khủng hoảng kéo dài tại Ukraine đã khiến dòng chảy thương mại bị đứt đoạn, buộc các nhà nhập khẩu ngô thường của Ukraine làm thức ăn chăn nuôi phải chuyển sang các lựa chọn thay thế mới là ngô biến đổi gen (ngô GM) từ Mỹ và Brazil. Theo giới quan sát, nếu không nhập khẩu gấp ngô biến đổi gen, nguy cơ đàn gia súc, gia cầm của châu lục này sẽ bị bỏ đói, dẫn tới các khủng hoảng dây chuyền khác trong chuỗi thực phẩm.

Theo Trung tâm An toàn Thực phẩm, ngô không biến đổi gen của Ukraine trước đây vẫn chiếm quá một nửa lượng nhập khẩu của Liên minh châu Âu và hiện đã bị gián đoạn gây thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó tại Mỹ, ngô biến đổi gen chiếm tới 92% sản lượng, trong khi tại Brazil tỷ lệ sản xuất ngô biến đổi gen cũng tương đương Mỹ.

Trong hơn một thập kỷ qua, các công ty sản xuất và chế biến thịt ở châu Âu chưa bắt buộc phải dán nhãn sản phẩm thịt động vật được nuôi bằng cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên nhu cầu của người tiêu dùng đã ngày một tăng lên đối với các sản phẩm sữa từ những con bò được nuôi bằng các giống không biến đổi gen.

Theo các chuyên gia phân tích, một khi người dân lục địa già chuyển đổi sang tăng cường an ninh lương thực tránh rơi vào khủng hoảng, thì các quy tắc nhập khẩu cũng sẽ phải nới lỏng. Tại Tây Ban Nha, hiện quốc gia đang rất mong đợi được nhập khẩu ngay các lô hàng ngô biến đổi gen từ Mỹ, Argentina và Brazil trong vòng hai tuần tới. Thậm chí, chính phủ nước này còn gia hạn tạm thời cho phép nhập khẩu nguyên liệu vẫn còn tồn dư một lượng thuốc trừ sâu nhất định để bù đắp cho sản lượng của Ukraine đã bị mất.

Người phát ngôn của CESFAC, hiệp hội các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Tây Ban Nha, một trong những khách hàng lớn nhất của Ukraine và Hà Lan cho biết, điều đó sẽ giúp họ tránh khỏi tình trạng thiếu hụt nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Giá ngô và nhiều loại ngũ cốc khác đã tăng cao sau cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraine hôm 24/2. Tính đến cuối tháng 3 vừa qua, Ukraine mới xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn ngô sang liên minh châu Âu theo các hợp đồng trước đó, giảm so với mức trung bình cùng kỳ của 5 năm qua là 7,2 triệu tấn.

Ông Andree Defois, người đứng đầu cơ quan Chiến lược ngũ cốc dự báo, châu Âu sẽ phải nhập khẩu số lượng ít nhất là 800.000 tấn ngô biến đổi gen của Mỹ trong niên vụ này, tỷ lệ nhiều nhất kể từ niên vụ 2017-2018.

“Tính đến thời điểm này, nhiều nông dân chăn nuôi ở Trung Âu và Đan Mạch đang bắt đầu lâm vào tình trạng cạn kiệt nguồn thức ăn từ cây trồng không biến đổi gen”, Ase Andersson, giám đốc truyền thông toàn cầu của tập đoàn sữa khổng lồ Arla, cho biết.

 

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.