Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?

Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

Hiệu quả cao trong khảo nghiệm vaccine dịch tả lợn châu Phi
Công ty TNHH một thành viên AVAC là một trong những đơn vị đang tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Hiện nay, công ty có 6 dây chuyền sản xuất chính: Sản xuất vacine virus trên phôi trứng; sản xuất vaccine virus trên tế bào; sản xuất vaccine lở mồm long móng vô hoạt; phối trộn và chia liều vaccine vô hoạt; chia liều đông khô vaccine nhược độc.  Công ty có nhà máy sản xuất vaccine thú y xây dựng theo chuẩn GMP-WHO đầu tiên ở Việt Nam.

Công ty có các dây chuyền sản xuất vaccine virus trên phôi trứng, dây chuyền sản xuất vaccine virus trên tế bào, dây chuyền sản xuất vaccine lở mồm long móng vô hoạt, dây chuyền sản xuất vaccine vi khuẩn, dây chuyền phối trộn và chia liều vaccine vô hoạt, dây chuyền chia liều và đông khô vaccine nhược độc và phòng nghiên cứu và phát triển R&D. Nhờ đó, công ty đã có 36 sản phẩm vaccine đã được lưu hành.

1828b589d4041a5a4315-1650273072985466961803.jpg

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến (thứ hai từ phải sang), nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (thứ hai từ trái sang) và đại diện Cục Thú y kiểm tra dây chuyền sản xuất thử nghiệm vaccine dịch tả lợn châu Phi của Công ty TNHH một thành viên AVAC. Ảnh: Đỗ Hương

Việc thực hiện khảo nghiệm tại 2 trại chăn nuôi lợn ở Vĩnh Phúc và Bắc Giang cho kết quả tốt. Đàn lợn không được tiêm vaccine bị chết 100% còn số lợn được tiêm vaccine vẫn được bảo hộ tốt 100%. Việc khảo nghiệm này kết thúc vào 21/4.

Riêng về dự án nghiên cứu sản xuất vaccine nhược độc đông khô phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi được AVAC khởi động từ tháng 10/2020. 

Qua quá trình nghiên cứu, sản xuất, đến nay vaccine của công ty đang được khảo nghiệm. Theo ông Nguyễn Văn Điệp - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên AVAC, để đăng ký lưu hành vaccine theo quy định chỉ cần đạt kết quả về kiểm nghiệm, khảo nghiệm tại cơ sở. 

Việc thực hiện khảo nghiệm tại 2 trại chăn nuôi lợn tại Vĩnh Phúc và Bắc Giang cho kết quả tốt. Đàn lợn không được tiêm vaccine đã bị chết 100% còn số lợn được tiêm vaccine vẫn được bảo hộ tốt 100%. Việc khảo nghiệm này sẽ kết thúc vào 21/4.

Tuy nhiên, do đây là vaccine đầu tiên trên thế giới nên cơ quan quản lý yêu cầu làm kỹ hơn và công ty đã chủ động đề xuất cho sử dụng vaccine tại 4 trang trại có quy mô từ 300-20.000 lợn thịt từ ngày 3/4. Đây là quy mô khác nhau trong điều kiện chăn nuôi thực tế.

Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam đề nghị, Cục Thú y tạo điều kiện thành lập hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine AVAC ASF Live của công ty.

vaccine-dich-ta-lon-chau-phi-16502792119501472047490.jpg

Công ty TNHH một thành viên AVAC là một trong những đơn vị đang tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Đỗ Hương.

Sớm hoàn thiện hồ sơ để công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi
Ông Nguyễn Văn Long- Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) nhìn nhận, việc nghiên cứu vaccine này rất phức tạp nhưng đã đạt được kết quả rất khả quan với sự đồng lòng của doanh nghiệp, các nhà khoa học và cơ quan quản lý.

"Ngay khi có thông tin về những nghiên cứu khả quan ban đầu tại Mỹ, lãnh đạo Bộ NNPTNT đã yêu cầu chúng tôi làm việc để có thể kết nối được với những nhà khoa học của Mỹ. Với sự cầu thị và đồng lòng từ phía Việt Nam, chúng ta đã được tiếp cận sớm với các công nghệ của phía bạn"- ông Long cho biết.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao các hoạt động của AVAC. Thứ trưởng cũng đề nghị có những báo cáo chi tiết các vấn đề như tiêu chí đánh giá để thấy được sự bền vững trong nghiên cứu. Cùng với đó, quy trình sản xuất, kiểm nghiệm khảo nghiệm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải chặt chẽ, nghiên cứu…

Hiện, có 3 công ty đang nghiên cứu vaccine DTLCP gồm Công ty cổ phần Thuốc Thú y Trung ương (Navetco), Công ty TNHH MTV AVAC và Tập đoàn Dabaco đang trong quá trình thử nghiệm và kiểm nghiệm.

Đây là nỗ lực của ngành thú y trong việc phối hợp với các doanh nghiệp và các nhà khoa học hình thành 1 hệ sinh thái để nghiên cứu sản xuất vaccine của Việt Nam không những đáp ứng phòng chống dịch bệnh trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu vaccine.

Về tiến độ nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm, triển khai nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi từ năm 2019, đến nay, các công đoạn nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm, khảo nghiệm.

"Bộ sẽ tổ chức một cuộc họp với các thành viên liên quan để rà soát lần cuối để tiếp tục hoàn hiện hồ sơ. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ sớm công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, khi nghiên cứu bài bản, đúng quy định, chúng ta có niềm tin về liều lượng, thời điểm, độ dài miễn dịch và việc đáp ứng miễn dịch rất cao. Đây là những căn cứ khoa học, thực tiễn, pháp lý để đủ điều kiện công bố vaccine.

 Trong khi triển khai, Bộ chỉ đạo Cục Thú y giao các Chi cục Thú y cùng các doanh nghiệp tiếp tục theo dõi và đánh giá ở quy mô hẹp với các bước đi rất thận trọng và chắc chắn.

 

Nguồn: Theo báo Chính phủ

Bình luận

Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên

Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.

Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường

Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật

Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế

Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.

Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít

Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định

Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.

Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ

Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg

Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất

Nuôi tôm công nghệ cao-[Bài 3]-Câu chuyện khuyến nông

Việc nông dân Cần Giờ, Nhà Bè phát triển mạnh nuôi tôm theo hướng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế, có vai trò lớn của Sở NN-PTNT và Trung tâm Khuyến nông TPHCM.