Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

thuoc.png

Thuốc trừ sâu chlorpyrifos là loại phổ rộng, có khả năng tiêu diệt nhanh gọn nhiều loại sâu bệnh, côn trùng. Ảnh: CNA

Lệnh cấm nhập khẩu thuốc trừ sâu mang tên chlorpyrifos, một trong những loại thuốc trừ sâu phổ biến nhất của hòn đảo, đã chính thức có hiệu lực vào thứ Sáu (15 tháng 4 năm 2022).

Theo đó, giới chức Đài Loan dự kiến ​​sẽ loại bỏ tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu được sản xuất bằng hợp chất hóa học chlorpyrifos, hoạt chất được cho là có thể gây tổn thương thần kinh ở trẻ em.

Phát biểu tại một cuộc họp cuối tuần này, người đứng đầu nhánh hành pháp Đài Loan, ông Su Tseng-chang cho biết việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc trừ sâu trong nông nghiệp là cực kỳ nguy hại hàng năm. Trong đó bao gồm cả thuốc trừ sâu chlorpyrifos, theo tính toán tại hòn đảo đã giảm 73% trong vòng 4 năm qua, xuống còn 375 tấn vào năm 2021.

Trước đó, bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2021, tất cả những tổ chức, cá nhân mua thuốc trừ sâu thuộc nhóm có nguy cơ cao đều phải cung cấp các thông tin tên tuổi và địa chỉ, như một phần trong nỗ lực sâu rộng nhằm giải quyết vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu.

Theo báo chí địa phương, ngoài lệnh cấm nhập khẩu đối với chlorpyrifos, chính quyền eo biểu còn yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu các hợp chất hóa học nguy hiểm, có tác dụng diệt trừ côn trùng như muỗi và gián.

Chế tài mới cũng có hiệu lực trong các lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi của Đài Loan, với giới hạn dư lượng tối thiểu là 2 ppm đối với thịt bò; 0,01 ppm đối với các sản phẩm sữa và 0,05 ppm đối với trứng.

Ông Su đồng thời kêu gọi các cơ quan nông nghiệp cần tăng tốc độ phát triển các lựa chọn thay thế ít gây hại hoặc ít rủi ro hơn cho nông dân địa phương. Chính quyền eo biển lên kế hoạch tiến đến một lệnh cấm hoàn toàn đối với các sản phẩm thuốc trừ sâu có liên quan đến hoạt chất chlorpyrifos, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2026, bao gồm cả thuốc trừ sâu sản xuất tại chỗ có chứa chất này.

Trong thời gian qua, nhiều nhóm hội hoạt động môi trường trong nước và các chuyên gia sức khỏe cộng đồng đã cảnh báo rằng, việc con người tiếp xúc, phơi nhiễm với hợp chất hóa học này có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột, co giật cơ, hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Các nghiên cứu quốc tế trước đó cũng báo cáo việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu làm giảm chỉ số thông minh và các vấn đề về thần kinh hay rối loạn phát triển ở trẻ em.

Hoạt chất chlorpyrifos là gì?
Chlorpyrifos hay còn gọi Chlorpyrifos Ethyl là một hoạt chất thuốc trừ sâu gốc Organophosphate. Chlorpyrifos được tạo thành từ các tinh thể màu trắng hoặc không màu, có mùi hơi gắt nồng.

Đối với nông nghiệp, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có chứa chlorpyrifos được sử dụng để kiểm soát sâu hại trên đồng ruộng, vườn trái cây hoặc trang trại chăn nuôi. Hoạt chất này còn có thể được sử dụng trên các sân gôn và để kiểm soát kiến ​​và muỗi lửa cho mục đích sức khỏe cộng đồng.

Chlorpyrifos được sử dụng để kiểm soát nhiều loại sâu bệnh khác nhau, bao gồm cả mối mọt, muỗi và giun. Chlorpyrifos lần đầu tiên được đăng ký là thuốc diệt côn trùng vào năm 1965 và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã cho phép tái đăng ký vào năm 2006. Chlorpyrifos còn được sử dụng phổ biến trong các bẫy mồi để chống mối cho công trình đê điều, cầu cống...

Chlorpyrifos cùng với Fipronil đã bị loại bỏ ra khỏi danh sách thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam vào cuối năm 2019.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.

Nông dân EU buộc phải dùng thức ăn chăn nuôi biến đổi gen

Nhiều nông dân châu Âu gấp rút lên kế hoạch nhập số lượng lớn thức ăn chăn nuôi biến đổi gen từ Mỹ và Brazil, do dòng chảy ngô từ Ukraine đang bị cắt đứt.