G7 cam kết lập Trung tâm vacxin động vật trị giá 40 triệu bảng Anh

Một trung tâm trị giá 40 triệu bảng tại Viện Thú y Pirbright (Surrey, Vương quốc Anh) để phát triển vacxin cho các bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ được thành lập.

image-source-pirbright-plowright-dusk-1-144445_791.jpg

Tòa nhà Plowright tại Viện Thú y Pirbright được lựa chọn là nơi phát triển vacxin ban đầu cho dự án Trung tâm vacxin động vật trị giá 40 triệu bảng Anh. Ảnh: James Brittain.

Đó là một phần trong cam kết của các nhà lãnh đạo tại cuộc họp G7 ở Carbis Bay, Cornwall, Vương quốc Anh, nhằm đảm bảo sự tàn phá toàn cầu do Covid-19 gây ra sẽ không bao giờ lặp lại.

Cụ thể, Trung tâm Sáng tạo và Sản xuất Vacxin Động vật được xây dựng dựa trên tài trợ từ Văn phòng Phát triển và Thịnh vượng chung nước ngoài, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học (BBSRC) cùng Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF).

Chính phủ Vương quốc Anh sẽ đóng góp 18,5 triệu bảng trong khi Quỹ Bill & Melinda Gates cung cấp 14,5 triệu bảng.

Tăng tốc vacxin phòng bệnh cho vật nuôi
Trung tâm mới sẽ dựa trên chuyên môn của Viện Thú y Pirbright để đẩy nhanh việc cung cấp vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.

Cứ bốn căn bệnh mới ở người thì có ba căn bệnh bắt nguồn từ động vật và những căn bệnh này đang xuất hiện với tốc độ ngày càng tăng. Kiểm soát các bệnh lây truyền từ động vật là yếu tố chính trong kế hoạch năm điểm của Chính phủ Vương quốc Anh nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai - kế hoạch đầu tiên do một nhà lãnh đạo G7 nêu rõ về việc chuẩn bị cho đại dịch.

Một phần của kế hoạch này là thành lập Trung tâm Sáng tạo và Sản xuất Vacxin Động vật của Vương quốc Anh tại Viện Thú y Pirbright, với mục đích ngăn chặn các bệnh lây truyền từ động vật mới trước khi chúng khiến con người gặp nguy hiểm.

Tuyên bố ở Carbis Bay sẽ đưa ra các bước mà những thành viên G7 sẽ thực hiện để ngăn chặn đại dịch trong tương lai. Bao gồm: giảm thời gian phát triển và cấp phép vacxin; phương pháp điều trị và chẩn đoán cho bất kỳ bệnh nào trong tương lai xuống dưới 100 ngày; củng cố mạng lưới giám sát toàn cầu và năng lực giải trình tự gen; hỗ trợ cải tổ và củng cố Tổ chức Y tế Thế giới.

Thông thường, những rủi ro và phức tạp liên quan đến nghiên cứu vacxin giai đoạn đầu khiến lĩnh vực này phải vật lộn để có được vốn đầu tư tư nhân. Nhờ hậu thuẫn tài chính hùng hậu, Trung tâm có thể nhanh chóng đánh giá các công nghệ mới đầy hứa hẹn, đồng thời phát triển/thử nghiệm các loại vacxin mới cho bệnh mới xuất hiện.

Viện Thú y Pirbright đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển vacxin Oxford-AstraZeneca, thông qua sử dụng mô hình lợn đã được thiết lập để kiểm tra các phản ứng miễn dịch với vacxin.

Hai căn bệnh kinh hoàng toàn cầu - đậu mùa và dịch tả trâu bò (rinderpest) đã bị xóa sổ bằng cách sử dụng vacxin do các nhà khoa học Anh phát triển, bao gồm nhà khoa học Walter Plowright của Viện Thú y Pirbright.

Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu: “Trong năm ngoái, thế giới đã phát triển một số loại vacxin ngừa virus Corona có hiệu quả, được cấp phép và sản xuất với tốc độ nhanh và hiện đang đưa vacxin tới tay của những người cần.

Nhưng để thực sự đánh bại virus Corona và phục hồi, chúng ta cần ngăn chặn một đại dịch như thế này xảy ra lần nữa. Điều đó có nghĩa là phải rút ra được các bài học từ 18 tháng trước và làm khác đi trong lần tiếp theo.

Tôi tự hào rằng lần đầu tiên vào hôm nay, các nền dân chủ hàng đầu thế giới đã tập hợp lại với nhau để đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị gây sốc nữa”.

Giáo sư Bryan Charleston, Giám đốc và Giám đốc điều hành của Viện Thú y Pirbright cho biết: “Nhu cầu toàn cầu chưa được đáp ứng khiến việc phát triển vacxin từ phòng thí nghiệm để cung cấp các sản phẩm hiệu quả nhằm kiểm soát dịch bệnh trên vật nuôi cần được đẩy nhanh.

Phòng bệnh bằng cách tiêm chủng sẽ giúp đảm bảo nguồn cung cấp lương thực và do đó cải thiện sức khỏe, phúc lợi của con người".

Giám sát dịch bệnh toàn cầu mạnh mẽ hơn
Tiến sĩ Tedros Adhanom, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói: “Chúng ta cần cùng nhau xây dựng phản ứng khoa học và hợp tác quan trọng phòng, chống đại dịch Covid-19. Ngoài ra, cần tìm các giải pháp chung để giải quyết nhiều lỗ hổng đã được xác định.

Vì mục tiêu này, WHO hoan nghênh và sẽ tiếp tục thúc đẩy đề xuất của Vương quốc Anh về Global Pandemic Radar (Dò tìm và xác định đại dịch toàn cầu). Như chúng ta đã thảo luận, thế giới cần một hệ thống giám sát toàn cầu mạnh mẽ hơn để phát hiện những nguy cơ về bệnh dịch và đại dịch mới”.

GS Melanie Welham, Giám đốc điều hành BBSRC, cho biết thêm: “Trong năm ngoái, hơn bao giờ hết, chúng tôi đã nhận ra tầm quan trọng toàn cầu của nghiên cứu vacxin và cách Vương quốc Anh đóng vai trò hàng đầu. Giờ đây, chúng tôi có thể tận dụng cơ hội tham gia các chuyên gia của Vương quốc Anh với nỗ lực quốc tế trong lĩnh vực vacxin thú y.

Cơ sở mới - mà BBSRC sẽ đồng tài trợ - tại Viện Thú y Pirbright nổi tiếng thế giới, sẽ là lá chắn và thanh kiếm chống lại những bệnh động vật có thể tàn phá nông nghiệp cũng như lây nhiễm cho quần thể con người”.

Công việc phát triển vacxin ban đầu sẽ diễn ra tại Tòa nhà Plowright, cơ sở nghiên cứu ngăn chặn cao cấp hiện đại nhất của Viện Thú y Pirbright, trước khi được đánh giá trong Trung tâm đổi mới vacxin động vật mới.

Tòa nhà Plowright được đặt theo tên của Walter Plowright, người đã phát triển một loại vacxin rinderpest rất thành công, góp phần xóa bỏ căn bệnh này.

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.