Rong biển - giải pháp hồi sinh 'vùng chết' ven biển

Việc tạo ra lợi nhuận cho các trang trại trồng rong biển là điều cần cân nhắc để thúc đẩy chúng như một giải pháp xử lý rác thải nông nghiệp và đô thị.

seaweed-farming-073548_778.jpg

Chìa khóa thành công của việc nuôi trồng rong biển là tiềm năng thương mại ngày càng tăng của nó. Ảnh minh họa: sciencefriday.

Một nghiên cứu mới đưa ra luận điểm cho thấy việc trồng một số lượng rong biển xanh mướt đủ lớn có thể giúp giảm ô nhiễm, hấp thụ phần lớn chất thải gây hại.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Phoebe Racine, cho biết luận điểm này mới chỉ là ý tưởng ban đầu và việc triển khai còn cần nhiều thời gian, nhưng do thiếu tiến bộ ở các khía cạnh khác, “không có lựa chọn nào khác ngoài việc xem xét các phương pháp thay thế”.

Racine, một nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Santa Barbara, cho biết việc trồng nhiều loài rong biển ở ít hơn 1% vùng nước của Vịnh Mexico có thể giúp Hoa Kỳ đạt được các mục tiêu giảm ô nhiễm đã nằm ngoài tầm với. Bà và đồng nghiệp đã lập bản đồ khu vực phù hợp trồng rong biển trong Vịnh và diện tích phù hợp có thể lên tới hơn 38.500 km2.

Vịnh Mexico đang bị bóp nghẹt bởi rác thải nông nghiệp và đô thị. Vào tháng 5/2019, sông Mississippi thải trung bình hơn 5.000 tấn nitrat và 800 tấn phốt pho vào Vịnh Mexico, mức cao nhất trong 40 năm qua.

Những chất dinh dưỡng dư thừa này từ phân bón nông trại và chất thải động vật ở vùng Trung Tây cướp đi lượng oxy của các vùng biển ngoài khơi Louisiana, Mississippi và Texas, thúc đẩy tảo độc nở hoa và khiến nơi đây được gọi là "vùng chết".

Hiện tượng phú dưỡng (hay còn gọi là phì dưỡng) là khi có quá nhiều chất dinh dưỡng trong ao/hồ như nitrat, phốt pho, vượt quá khả năng tự điều hòa của ao/hồ, gây ra sự phát triển dày đặc của thực vật và cái chết của động vật do thiếu oxy.

Đối với các chuyên gia môi trường, vấn đề này có vẻ khó chữa. Được gọi là hiện tượng phú dưỡng, các vùng chết đang sinh sôi nảy nở khắp nơi trên thế giới. Hiện có hơn 700 khu vực ven biển trên toàn thế giới là "vùng chết" hoặc bị tác động tiêu cực bởi dòng chảy. Trong khi Hoa Kỳ hứng chịu phần lớn rác thải nông nghiệp, thì nước thải đô thị là thủ phạm chính ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.

Hàng năm, chúng gây thiệt hại kinh tế 3,4 tỷ USD chỉ riêng ở châu Âu và Hoa Kỳ do ảnh hưởng tới nguồn lợi du lịch và đánh bắt cá; đồng thời làm giảm giá trị tài sản, xử lý nước và các tác động xấu đến sức khỏe.

Trong 10 năm qua, 85 cộng đồng ở Hoa Kỳ đã chi tổng cộng hơn 1 tỷ USD để ngăn chặn hoặc xử lý tảo độc nở hoa. Trong số những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở cửa sông Mississippi, nơi liên tục xả ra chất thải trong nước từ vùng trung tâm của Hoa Kỳ đã hủy hoại các ngành công nghiệp du lịch và hải sản địa phương.

800x-1-072713_904.jpg

Sông Mississippi đổ ra Vịnh Mexico, mang theo phân bón và chất thải chăn nuôi của các trang trại vùng Trung Tây Hoa Kỳ. Ảnh: Bloomberg.

Trồng rong biển được xem như là một trong số các giải pháp xanh giải quyết vấn đề này.

Nghề nuôi trồng rong biển có từ 1.700 năm trước ở Trung Quốc. Ngày nay, các quốc gia như Indonesia và Philippines, cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực này. Ở Hàn Quốc, nơi nuôi trồng thủy sản đã tăng 300% trong 30 năm qua, một nỗ lực chuyên sâu đã chứng tỏ tính hữu ích của nó như một công cụ giảm thiểu chất thải.

Theo một nghiên cứu, các trang trại trồng ba loài rong biển chính và hai loài động vật có vỏ (tất cả các loại thức ăn lọc không cần thức ăn bổ sung) đã chiếm 5,7% lượng khí cacbonic và 8,6% lượng nitơ thải ra từ tất cả các nhà máy xử lý nước thải ở Hàn Quốc.

Chìa khóa thành công của việc nuôi trồng rong biển là tiềm năng thương mại ngày càng tăng của nó. Những cây thủy sinh này có thể hấp thụ nitơ và phốt pho dư thừa, biến nó không chỉ thành thức ăn cho con người mà còn mở rộng thêm một loạt các mục đích sử dụng thương mại khác.

Các loại rong biển được trồng nhiều nhất bao gồm các loài tảo hoặc tảo đỏ hoặc nâu. Một số được sử dụng để làm chất làm đặc ẩm thực hoặc thạch để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Một số khác được làm khô thành tấm để cuộn sushi. Trong khi tảo bẹ sugar kelp có thể được sử dụng như một chất làm ngọt, tảo bẹ cũng được sử dụng trong kem đánh răng, dầu gội đầu, thực phẩm đông lạnh và thậm chí cả dược phẩm.

Tạo ra lợi nhuận cho các trang trại trồng rong biển sẽ là một cân nhắc quan trọng để thúc đẩy chúng như một giải pháp xử lý chất thải nông nghiệp và đô thị. Châu Á hiện có nhu cầu về rong biển rất mạnh. Tiêu thụ của con người, bao gồm tất cả mọi thứ từ cuộn sushi, nước dùng đến salad, là thị trường lớn nhất cho rong biển thu hoạch.

Nhưng nhu cầu ngày càng tăng cũng có thể được nhìn thấy trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm và phân bón, cũng như thức ăn cho thủy sản. Tuy hiên, nuôi trồng thủy sản đại trà phải đối mặt với một số trở ngại đáng kể, đặc biệt là tính chất thâm dụng lao động của nó.

Trên toàn cầu, nhu cầu về rong biển được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 30 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, thị trường rong biển tương đối nhỏ. Gretchen Grebe, một nhà khoa học nuôi trồng thủy sản tại Phòng thí nghiệm Sinh học Biển ở Woods Hole, Massachusetts, cho biết việc trồng rong biển ở Mỹ chủ yếu còn “trong giai đoạn R&D”.

Grebe nói: “Việc sử dụng nuôi trồng rong biển để khắc phục bất kỳ lượng lớn ô nhiễm chất dinh dưỡng nào sẽ đòi hỏi sự mở rộng đáng kể — quy mô canh tác hiện tại thậm chí sẽ không ảnh hưởng gì”.

Tại Hoa Kỳ, các bang có các quy định khác nhau về cấp phép nuôi trồng thủy sản. Mặc dù việc xin giấy phép trang trại trồng rong biển ở Maine và Alaska là tương đối dễ dàng, nhưng ở California, điều đó đòi hỏi phải đáp ứng một đống quy định chồng chéo.

Bailey Moritz, Giám đốc chương trình của World Wildlife Fund, cho biết: “Các hoạt động ngoài khơi đầy hứa hẹn. Mục tiêu của chúng tôi là thấy rong biển phát triển sẽ có những tác động có ý nghĩa [đối với sự suy giảm chất dinh dưỡng], và quy mô là cần thiết cho điều đó.”

Nhưng các hoạt động tiến hành trồng rong biển ngoài khơi quy mô lớn vẫn cần ít nhất 1 thập kỉ nữa mới diễn ra ở Mỹ nữa, và chỉ xảy ra khi nhiên liệu sinh học, nhựa sinh học và thức ăn chăn nuôi tạo ra đủ nhu cầu.

Grebe cho biết rong biển có nhiều hứa hẹn, nhưng các nhà khoa học nhanh chóng chỉ ra rằng động cơ chính là do bắt buộc phải giảm đầu vào chất thải đầu nguồn. “Chúng tôi đang yêu cầu rất nhiều người nuôi trồng rong biển để xử lý chất thải dinh dưỡng mà chúng tôi đổ ra Vịnh", bà kết luận.

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.