Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học
Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu chuồng trại, đệm lót sinh học, thức ăn...
Thực hiện Đề án số 6060/ĐA-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về Khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị vừa triển khai cấp giống mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất (tiêu thụ sản phẩm), đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.
Các mô hình sẽ được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Ảnh: PVT.
Mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường được triển khai trên địa bàn các (huyện/thị xã/thành phố) tỉnh Quảng Trị, gồm 7 điểm vùng đồng bằng và 2 điểm vùng miền núi huyện Đakrông và Hướng Hóa.
Tại mỗi điểm vùng đồng bằng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thả nuôi 42 con lợn, và mỗi điểm vùng núi là 30 con lợn. Đây là giống lợn ngoại từ tổ hợp lai 3 máu (Landrace x Yorrshire) x Duroc có năng suất chất lượng cao, được nuôi phổ biến và rộng rãi trên địa bàn tỉnh.
Triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện cho các hộ dân vùng đồng bằng và 70% kinh phí cho các hộ dân vùng miền núi, áp dụng quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.
Mô hình cũng sẽ là giúp người chăn nuôi trong vùng tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm phát triển chăn nuôi an toàn sinh học tại địa phương. Ảnh: PVT.
Các hộ tham gia thực hiện mô hình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng quy trình chăn nuôi lợn thịt an toàn sinh học theo hướng hữu cơ từ khâu cải tạo làm mới chuồng trại, làm đệm lót sinh học, phối trộn thức ăn, ủ thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh.
Thông qua việc triển khai mô hình, nhằm giúp quản lý tốt dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch góp phần khôi phục sản xuất, phục vụ việc tái đàn lợn sau thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi cũng như nhu cầu thực phẩm của người dân trên địa bàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
Đây cũng sẽ là các điểm làm cơ sở tham quan, học tập nhân rộng mô hình, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập. Từ đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân, thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn.
Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên
Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.
Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao
An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.
Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường
Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật
Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?
Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế
Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.
Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít
Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định
Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.
Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ
Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.
Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg
Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất
Bình luận