Mở rộng thị trường cao cấp: Cần đột phá và sáng tạo hơn
Trong nửa đầu năm 2021 này, mặc dù đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh, trên diện rộng, phức tạp, khó lường nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, đồ gỗ vẫn thu được kết quả ấn tượng với mức tăng trên 28%, đạt kim ngạch 24,23 tỷ USD, vượt mục tiêu đề ra.
Trung Quốc là thị trường chiếm tới 26% thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Công Hân
Dù khó khăn nhưng xuất khẩu rau quả vẫn tăng trưởng ngoạn mục. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu rau quả đạt trên 2,063 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020, xuất siêu 1,3 tỉ USD.
Báo cáo cho biết: Tuy Trung Quốc vẫn là thị trường lớn (chiếm 62% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trái cây) nhưng các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Australia,… cũng tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Hoa Kỳ tăng tới 132%, Nhật Bản tăng 109%,…
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ, dù có mức tăng trưởng khá nhưng trái cây Việt còn chiếm thị phần khiêm tốn với số chủng loại trái cây chưa nhiều trong khi đây là những thị trường có sức tiêu thụ nông sản nhiệt đới, nhất là trái cây rất cao.
Thực tế cho thấy, vài năm gần đây, xuất khẩu trái cây của chúng ta đã từng bước chinh phục những thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Singapore,… Tại Nhật Bản, vải thiều Việt Nam được bày bán tại hơn 300 quầy kệ siêu thị, giá bán 350.000 đồng/kg. Lô hàng vải thiều đầu tiên sang Nhật đã “cháy hàng” sau vài giờ mở bán. Quả vải Việt Nam cũng có giá cao trên thị trường khó tính ở châu Âu, tính ra tiền Việt, giá 1kg vải thiều tại Pháp, Đức, Hà Lan có giá 500.000 đồng. Hay 1kg nhãn Sơn La tại Anh có giá 12 Bảng (gần 390.000 đồng Việt Nam)…
Việc tiếp cận thành công những thị trường cao cấp này vừa nâng tầm vị thế trái cây Việt, vừa đa dạng hóa thị trường, dần giải bài toán “không bỏ trứng vào một giỏ”.
Thành công đó trước hết là sự chủ động tích cực của cả chính quyền, ngành chức năng, doanh nghiệp và nhà vườn từ sản xuất an toàn, xây dựng mã số vùng trồng, tổ chức liên kết theo chuỗi đến tổ chức mạng lưới tiêu thụ, nhất là khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Thứ hai, chúng ta đã chủ động khai thác tiện ích từ thương mại điện tử. Tại thị trường nội địa, nhiều mặt hàng nông sản tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee, Postmart,... tăng trưởng rất nhanh. Sau vải thiều, nhiều địa phương đang đẩy mạnh việc đưa nông sản lên sàn để tránh tình trạng ùn ứ khi thu hoạch chính vụ. Đã có nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử quốc tế, như vải thiều, thanh long,…
Thứ ba, chất lượng nông sản Việt với người tiêu dùng nước ngoài được khẳng định thông qua tem truy xuất nguồn gốc. Đây vừa là vấn đề minh bạch thông tin vừa là việc chúng ta thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng, yêu cầu tối quan trọng của thị trường nông sản thực phẩm hiện nay.
Thứ tư, trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi đại dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp của ta đã có nhiều tiến bộ trong nâng cao năng lực, đáp ứng ngày càng tốt hơn các quy định về hàng hóa nông sản, thực phẩm của các thị trường nhập khẩu.
Thứ năm, không chỉ thỏa mãn các yêu cầu về xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, người sản xuất và các doanh nghiệp Việt đã chủ động thích ứng yếu tố trách nhiệm xã hội (trách nhiệm với môi trường, quyền lợi của người lao động, việc sử dụng lao động,…) thỏa mãn yêu cầu các đối tác. Đây là điều kiện mới mà các nhà nhập khẩu đặt ra.
Tuy vậy, những thách thức đối với thực hiện mục tiêu trước mắt (năm nay xuất khẩu nông sản đạt khoảng 45 tỷ USD, cao hơn chỉ tiêu 3 tỷ USD) và vào TOP 10 thế giới trong 5 đến 10 năm nữa là không hề nhỏ. Đặc biệt là ba nhóm vấn đề. Một là, do sản xuất ở quy mô hộ nên quy hoạch, kế hoạch sản xuất thường bị phá vỡ, dẫn đến cung vượt cầu. Hai là, việc liên kết theo chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ còn chưa chặt chẽ khiến sản xuất chưa theo thị trường. Ba là, việc khai thác các FTA còn thiếu sự chủ động và sáng tạo.
Để tạo đà cho những tháng cuối năm và các năm tiếp theo, mong rằng các bộ ngành, địa phương thực hiện tốt 9 nhiệm vụ, nhóm giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết 63 của Chính phủ mới ban hành với những quyết sách đột phá và sáng tạo hơn. Nhất là hai nhóm nhiệm vụ: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số; và rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách.
Nhưng trước mắt, mọi người cần nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch để cùng nhau ngăn chặn và đẩy lùi Covid-19.
Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/mo-rong-thi-truong-cao-cap-can-dot-pha-va-sang-tao-hon-post43940.html
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận