Một lượng lớn thủy sản không đủ điều kiện xuất khẩu do đâu?
Nhiều lô nguyên liệu không đủ điều kiện để cấp các giấy tờ cần thiết phục vụ xuất khẩu; số lượng cảng cá đủ ”chuẩn” còn hạn chế, không đủ so với nhu cầu; nhiều tàu cá không cập về cảng chỉ định, số lượng lớn hải sản khai thác không đủ điều kiện được XK...
Đó là những bất cập được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trình bày trong báo cáo mới đây gửi Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chỉnh phủ.
Theo đó, trong thực thi chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), xác nhận S/C (xác nhận nguyên liệu), chứng nhận C/C (chứng nhận hải sản khai thác) để XK sang EU, khảo sát của VASEP và tổng hợp ý kiến từ DN hội viên trong tháng 4-5/2021 cho thấy, việc thực hiện nghiêm quy định của Luật Thủy sản mới bao gồm cả công tác khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU của EU, khiến nguồn nguyên liệu khai thác bị ảnh hưởng “co hẹp” nhiều hơn.
Hàng ngàn tàu cá ở Kiên Giang không có/hết hạn đăng ký, đăng kiểm
Do các bất cập của thực tiễn, thực thi nên nhiều lô nguyên liệu không đủ điều kiện để cấp các giấy tờ cần thiết phục vụ XK vào thị trường có yêu cầu, thêm khó khăn cho cả DN và người dân.
Cụ thể như, số lượng cảng cá đủ "chuẩn" để được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố hiện nay còn hạn chế (49/83 cảng trên toàn quốc) và không đủ so với nhu cầu của thực tế. Mỗi tỉnh ven biển (có chiều dài bờ biển từ một đến vài trăm km) cũng chỉ có được 1-3 cảng chỉ định (đa số 1-2 cảng/tỉnh).
Như vậy, thực tế là nhiều tàu cá muốn về cập cảng chỉ định phải đi thêm cả hàng trăm km (phát sinh xăng dầu, thời gian), nên có thực trạng là nhiều tàu sẽ về các cảng khác hoặc tại bến của gia đình/đại lý nậu vựa. Điều này dẫn đến nhiều tàu cá không cập về cảng chỉ định, số lượng lớn hải sản khai thác không đủ điều kiện được làm các giấy tờ cần thiết (biên bản bốc dỡ, S/C...) phục vụ XK vào thị trường yêu cầu.
Hay tình trạng tàu cá thiếu giấy tờ hoặc chậm giấy tờ như đăng ký, đăng kiểm, giấy phép khai thác vẫn còn không ít và trở thành tàu không đủ điều kiện theo quy định pháp luật để cấp giấy cho các sản phẩm hải sản cần hồ sơ, gây nên nhiều khó khăn cho việc có được nguồn nguyên liệu hợp pháp cho thu mua - chế biến - XK.
Vẫn còn không ít tình trạng tàu cá, ngư dân chưa thực hiện tốt và đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá trình ra khơi - ghi chép - bật máy - cập bến cũng khiến nguồn nguyên liệu khai thác được đủ điều kiện XK vào thị trường yêu cầu cũng bị co hẹp lại khi không đáp ứng để làm các giấy tờ cần thiết.
Ngoài ra, vẫn còn tình trạng chưa công nhận kết quả xử lý của nhau (giấy S/C, C/C) giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ trong hệ thống (giữa các chi cục thủy sản các tỉnh, giữa chi cục thủy sản với ban quản lý cảng cá) cũng gây nên các bất cập về TTHC cho DN, nhiều trường hợp có thể rủi ro cho lịch tàu biển hoặc tiến độ xuất hàng của DN…
Sau khi khảo sát và họp, tổng hợp ý kiến phản ánh từ các DN thành viên, VASEP đã có các văn bản cũng như có các cuộc họp để trao đổi các bất cập, đề xuất với Tổng cục Thủy sản và Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT).
VASEP đề nghị Hội đồng Tư vấn CCTTHC có ý kiến để Chính phủ, Bộ NN&PTNT tiếp tục tăng cường chỉ đạo và tăng nguồn lực để tập trung tháo gỡ ‘thẻ vàng’ IUU sớm nhất có thể.
Bộ NN&PTNT và các địa phương quan tâm thúc đẩy việc đầu tư, nâng cấp các cơ sở hạ tầng cảng cá để nâng cấp và tăng số lượng cảng cá được chỉ định xác nhận hải sản sản khai thác.
Về trước mắt, các đơn vị của Bộ NN&PTNT có các chỉ đạo và hướng dẫn trong tháng 7-8/2021 để giải quyết các bất cập và vướng mắc đang diễn ra trong những tháng đầu năm 2021 để hỗ trợ khơi thông XK hải sản đi các thị trường khác nhau…
Theo VASEP, dự báo tới năm 2025, XK thủy sản Việt Nam đạt 12 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 7% trong giai đoạn 2020-2025. Khối lượng XK tới năm 2025 khoảng 6 triệu tấn. Trong đó, 4,7-4,8 triệu tấn sản xuất trong nước; nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các nước để sản xuất và gia công XK dự kiến khoảng 1,2-1,3 triệu tấn (khoảng 2,4-2,6 tỷ USD).
Các FTA song phương và đa phương cùng với hoạt động xúc tiến thương mại sẽ là những yếu tố tích cực tác động xu hướng phát triển của thủy sản Việt Nam. Định hướng phát triển, chính sách thúc đẩy của Chính phủ và công cuộc CCHC của các bộ ngành sẽ có các kết quả khả quan, thúc đẩy và tạo dư địa phát triển cho ngành hàng…
Tuy nhiên, giá thành sản xuất cao, các biến động thị trường (nhu cầu, quy định, chính sách thuế, rào cản) và xu thế đòi hỏi chứng nhận bền vững cũng nhiều lên, sẽ là những thách thức tiếp tục mà cộng đồng DN thủy sản sẽ phải đương đầu để vượt qua với nhiều chi phí hơn và khó khăn hơn...
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/mot-luong-lon-thuy-san-khong-du-dieu-kien-xuat-khau-do-dau-428100.html
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận