Những nguyên tắc giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân, từ khâu sản xuất, vận chuyển, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển... đều có thể gây ngộ độc thực phẩm, nếu như chúng ta không thực hiện đúng các nguyên tắc để giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tại Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 180 vụ ngộ độc thực phẩm với khoảng 5.100 người gặp phải, trong đó có trung bình 30 người tử vong do thực phẩm bẩn, kém chất lượng
 
Vì thế, người tiêu dùng nên biết những nguyên tắc để giữ an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh để thực phẩm không bị ảnh hưởng, tác động từ các yếu tố bên ngoài gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe.

thuc-pham-an-toan-la-gi-1.jpg

Chọn thực phẩm an toàn

Thực phẩm phải an toàn

Chọn thực phẩm tươi mới, thức ăn chế biến sẵn mua tại chợ, siêu thị, phải có tem đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sử dụng các sản phẩm ôi thiu, nấm mốc, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nấu chín kĩ thức ăn

Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ bên trong khối thực phẩm phải đạt tới trên 70 độ C. Rất nhiều thực phẩm sống như thịt gia cầm, gia súc, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể ô nhiễm bởi các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, thực phẩm cần phải được đun nấu kỹ trước khi ăn.

Ăn ngay sau khi nấu

Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Một số món ăn nếu ăn ngay sau khi nấu thì sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn so với để nguội.

Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín

Cần phải giữ nóng liên tục trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 5 độ C. Trước khi cất sản phẩm, cần phân loại thực phẩm, để nguội thực phẩm rồi sau đó bọc kín thức ăn rồi mới cho vào tủ lạnh.

Nấu lại thức ăn thật kĩ

Thức ăn nên ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Sau 2 giờ bảo quản ở nhiệt độ thường phải đun lại thức ăn trước khi ăn.

Tránh nhiễm khuẩn chéo giữa thức ăn chín và sống

Thức ăn được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn. Do vậy, chú ý để riêng thực phẩm chín tách biệt với thực phẩm sống để tránh lây nhiễm vi khuẩn.

Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn

Cần để tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Tay là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không rửa sạch tay thì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình nấu và sử dụng thực phẩm.

Giữ vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến ăn uống

Bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch sẽ. Các loại muỗng, dao, kéo, thìa, bát, đũa... đều phải được vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng để chế biến và đựng thực phẩm.

Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

Nên giữ thực phẩm trong hộp kín và đậy cẩn thận trong chạn, tủ kính, lồng bàn.

Sử dụng nguồn nước sạch an toàn

Lựa chọn sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày cũng là cách để nâng cao sức khỏe, bảo vệ an toàn cho cả gia đình.

 

Bình luận

9 đặc sản vùng miền Việt Nam được công nhận kỷ lục châu Á

Tổ chức Kỷ lục châu Á mới đây đã chính thức công nhận kỷ lục châu Á cho 9 món ăn, đặc sản vùng miền Việt Nam. Đó là những đặc sản nào?

Săn phật thủ Bồ Tát Hoàng Kim cực quý hiếm

Thời gian gần đây xuất hiện một loại phật thủ siêu quý hiếm có tên là Bồ Tát Hoàng Kim, sản vật thờ cúng dịp Tết có tiền chưa chắc đã mua được.

Làm mưa nhân tạo, lão nông miền Tây nuôi loài cá quý hiếm, sắp tuyệt chủng

Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon), ở Cồn Sơn - giữa sông Hậu (Cần Thơ) nuôi hàng nghìn con cá chốt chuột - loại cá đang hiếm dần trên dòng Mê kông.

Đặc sản dân dã lên sàn thương mại điện tử đắt hàng như tôm tươi

Rau sắn được coi là món ăn đặc sản ở Phú Thọ, loại rau này hiện được bán ở khắp các sàn thương mại điện tử và khá "hút" khách, có shop bán hàng trăm suất mỗi ngày.

Những lợi ích của nho với sức khỏe

Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…

Xoài Yên Châu

Xoài Yên Châu là trái cây đặc sản được trồng ở các xã Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán… thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Theo người dân địa phương, giống xoài này được trồng ở Yên Châu từ rất lâu đời, tập trung trên vùng gò đồi có địa hình thấp.

5 lợi ích của dầu hạt bông cải xanh đối với sức khoẻ

Dầu hạt bông cải xanh được tạo ra bằng cách ép lạnh những hạt nhỏ của mầm bông cải xanh. Mầm bông cải xanh được cho là chứa chất chống oxy hóa sulforaphane nhiều hơn 80-100 lần so với bông cải xanh. Dưới đây là một số công dụng của loại dầu này đối với sk

1,2 triệu đồng một kg nấm mối đầu mùa

Mỗi kg nấm mối búp đầu mùa được các đầu mối bán giá 1,2 triệu đồng nhưng vẫn có nhiều khách đặt mua.

Sầu riêng Thái Lan dội chợ, giá đắt gấp đôi hàng Việt vẫn ‘cháy hàng’

Được quảng cáo thuộc top ngon nhất thế giới, loại sầu riêng Thái Lan có múi nhỏ xíu, cơm vàng óng mềm mịn, vị ngọt sắc liên tục cháy hàng dù giá đắt gấp đôi sầu riêng Việt Nam.

Cà cuống: Món ngon quý hiếm từ sình lầy, không phải ai cũng có cơ hội ăn thử

Nghe cái tên cà cuống có vẻ quen tai nhưng không phải ai cũng từng nhìn thấy hay được thưởng thức chúng.