Ninh Bình: "Ép" vườn na ra quả liên tục, nông dân ở đây thu tiền gấp đôi, mỗi ha trồng na lãi hàng trăm triệu
Nhiều năm nay, nhờ kinh nghiệm ép vườn na ra quả liên tục (trồng na trái vụ) mà nhiều hộ dân ở xã Phú Long, huyện Nho Quan (Ninh Bình) thu nhập tăng lên đáng kể. Mỗi ha trồng na lãi hàng trăm triệu đồng
Cách đây hơn chục năm về trước, việc trồng cây na dai chỉ bắt đầu nhen nhóm tại một số hộ dân trong xã Phú Long (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình).
Cây na dai là một trong những cây mang lại thu nhập cao cho bà con ở xã Phú Long, huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình). Việc trồng na trái vụ càng giúp thu nhập của bà con nông dân trong xã tăng lên gấp đôi.
Sau nhiều lần "thí nghiệm", người dân địa phương nhận thấy cây na dai phù hợp với thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần so với trồng ngô, khoai, sắn.....nên đã chuyển sang canh tác loại cây ăn trái này. Từ những diện tích nhỏ ban đầu, đến nay toàn xã Phú Long có khoảng 100 hộ trồng na dai, với tổng diện tích gần 200ha. Sau nhiều năm canh tác, kĩ thuật trồng na của bà con ngày càng được nâng lên, quả na to mẫu mã đẹp, năng suất na tăng lên rõ rệt.
Đặc biệt, nhờ bí quyết ép vườn na cho quả liên tục, năng suất quả na tăng gấp đôi so với thông thường, đạt 10 tấn quả/ha mà thu nhập của bà con xã Phú Long tăng lên gấp đôi. Đây chính là chìa khóa giúp bà con ở đây thành công với mô hình trồng na trái vụ, đem lại kinh tế cao hơn so với tất cả các loại cây ăn quả khác.
Với giá bán tại vườn luôn ổn định từ 20.000- 30.000 đồng/kg tùy loại, 1 ha trồng cho thu nhập trung bình khoảng 250 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi ha đất trồng na bà con ở đây lãi gần 150 triệu đồng/năm.
Để nâng cao sản phẩm mình làm ra, HTX trồng na sạch theo tiêu chuẩn VietGAP đã ra đời, với diện tích 50 ha, khoảng 50 hộ tham gia. Sản phẩm làm ra được một số siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh bao tiêu một phần đầu ra, với giá cao hơn thị trường khoảng 5000 đồng.
Cây na đang làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ dân ở thôn 4 và thôn 9 xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Là một thành viên trong HTX trồng na sạch, nhiều năm nay gia đinh ông Nguyễn Đình Quý (44 tuổi) ở thôn 4, xã Phú Long, huyện Nho Quan đang hái ra tiền với vườn na 2ha của mình. Trung bình, mỗi năm từ vườn na trái vụ ông thu hái được 20 tấn quả, mang về doanh thu gần 500 triệu đồng.
Ông Qúy cho biết, trước kia gia đình ông cũng trồng ngô, khoai, mía....nhưng mãi không khá, từ khi chuyển sang trồng na, gia đình ông có thu nhập ổn định, cuộc sống trở lên khám khá hơn trước rất nhiều.
Mỗi năm gia đinh ông Nguyễn Đình Quý ở thôn 4, xã Phú Long (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) bỏ túi hơn 300 triệu đồng từ vườn na nhà mình.
"So với ngô, khoai, mía thì cây na cho hiệu quả kinh tế gấp 20 lần, trong khi đó đầu ra ổn định không bấp bênh như các loại cây mà tôi đã trồng trước đó. Với 2 ha na dai, sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi thu về hơn 300 triệu đồng/năm, năm nào năng thuận thu nhập lên tới 400 triệu đồng" - ông Quý chia sẻ. Theo ông Quý, vùng đất mà thôn ông đang trồng na rất cằn cỗi, bên dưới cào lên chủ yếu là đá mạt, canh tác cây màu rất cực và không năng suất.
Nhiều chỗ bên dưới cào lên toàn đá tảng, chỉ có tý đất đá mạt bên trên, nhưng không hiểu sao cây na lại phát triển rất tốt, quả to ăn ngọt đậm đà. Đặc biệt, cây na ở đây cho thu hoạch hàng chục năm mà vẫn năng suất vẫn cao như các năm trước đó, thậm chí có những cây thu đến 20 năm mà vẫn chưa phải trồng cấy lại.
Chính vì vậy, cây na ngày càng khẳng định được vai trò của nó ở nơi "chó ăn đá, gà ăn sỏi" này, bà con chuyển sang trồng na ngày càng nhiều, diện tích trồng na qua mỗi năm tăng lên rõ rệt. "Mỗi năm tôi thu 2 vụ quả, vụ chính vào tháng 6 - 8 (âm lịch), thu đợt 2 vào trung tuần tháng 9, tháng 10 (âm lịch). Nếu chăm sóc tốt, sản lượng trái vụ không kém gì chính vụ, nhưng giá lúc nào cũng cao hơn nhiều" - ông Quý nói thêm.
Cây na thích nghi và phát triển tốt với đất đai cằn cỗi , nghèo nàn dinh dưỡng toàn đá ở xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Cũng giống như ông Quý, cây na đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của gia đình ông Lê Hồng Hưng (53 tuổi) ở xã Phú Long, huyện Nho Quan. Tuy trồng muộn hơn các hộ khác, nhưng vườn na 6 năm tuổi và rộng 1,5 ha cũng đã đẻ ra hàng trăm triệu mỗi năm cho gia đình ông. Chia sẻ với báo điện tử Dân Việt, ông Hưng cho biết, trồng na tuy vất vả nhưng lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, mía. Với diện tích 1,5 ha, mỗi năm thu về trên 15 tấn quả các loại, sau khi trừ hết chi phí lãi khoảng gần 200 triệu đồng. Cây na hầu như không có sâu bệnh hại cây, trong quá trình chủ yếu diệt ruồi vàng hại quả.
"Quả sau khi thu hoạch được phân làm 2 loại, đối với quả loại 1 được bán với giá từ 30.000 -35.000 đồng/kg, còn với quả loại 2 là 20.000 đồng/kg. Một cây na 1 năm cho thu từ 10 - 12kg quả, ở cái vùng toàn đá lởm chởm này thì không có loại cây gì vượt qua cây na" - ông Hưng khẳng định.
Theo ông Hưng, cây na ra rất nhiều hoa nhưng tỷ lệ đậu quả thấp vì nhị đực và nhụy cái thường nở lệch pha nhau. Thường thì nhị đực nở trước, tung phấn rất lâu sau đó nhụy cái mới nở nên rất khó tự thụ phấn, nếu có thụ phấn được thường do gió hoặc côn trùng nên tỷ lệ đậu quả thấp, nhiều quả có tỷ lệ múi lép cao do thụ phấn không hoàn toàn. Ông Lê Hồng Hưng đang chia sẻ về bí quyết ép na ra trái vụ cho phóng viên báo Dân Việt.
Muốn cho na sai quả, quả to, không bị lép, chất lượng tốt, bán được giá cao thì cần phải thụ phấn bổ sung bằng phương pháp thủ công cho na. Công việc này là đòi hỏi sự tỷ mỷ và hoàn thành trong một thời gian ngắn.
Ông Lê Hồng Hưng cho biết, cây na có một đặc điểm là chỉ cần cắt tỉa cành là một thời gian sau là chúng nảy lộc, đâm hoa kết trái. Dựa vào đặc điểm này, mà người trồng sẽ có na trái vụ theo ý mình muốn, hiện nay có thêm vụ na trái vụ vào tháng 10 (âm lịch). Hiện toàn xã Phú Long đã có tới gần 200ha na dai, với trên 100 hộ trồng, cây na dai đang khẳng định được hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.
Lúc quả mới bằng cái chén, phải cắt tỉa các cành không có quả, bỏ các cành quả còi cọc, cong vẹo. Na bị cắt cành khiến dinh dưỡng bị ứ lại, dồn về thân sẽ cho trồi lộc, đơm hoa ngay trên thân cây, cho lứa quả thứ 2 ngay sau lứa 1
"Khó nhất là việc đánh giá sức khỏe cây, nếu tham lấy quá nhiều quả thì cây na sẽ kiệt quệ và bị chết, vì vậy khi làm na trái vụ phải kiên nhẫn và làm từ từ. Muốn na chín sớm hay chín muộn đều do kỹ thuật cắt cành vì vậy có thể hãm được việc na chín đồng loạt làm tăng giá trị của na trái vụ" - ông Hưng thông tin thêm.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông
Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi
Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.
Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược
Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.
Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học
Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng
Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con
Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.
Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine
Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ
Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư
Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.
Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ
Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.
Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây
Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.
Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao
Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.
Bình luận