Nông dân vùng Bắc Cà Mau phấn chấn với lúa - tôm càng xanh toàn đực

Cà Mau đang thực hiện có hiệu quả mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau đang triển khai Dự án mô hình xen canh lúa – tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng Bắc Cà Mau.

Kế thừa quy trình khoa học kỹ thuật canh tác lúa - tôm càng xanh toàn đực trong những năm qua, bước vào mùa vụ năm nay nông dân thực hiện dự án tại vùng Bắc Cà Mau có phần thuận lợi hơn. Cùng với đó là sự nỗ lực của cán bộ kỹ thuật dự án, người dân tại hai huyện U Minh và Thới Bình thực hiện thành công hơn mong đợi.

z3019384893141_07c295c0d4df4294fc2d115fa792f9c9-221701_556.jpg

Mô hình lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng Bắc Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Minh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết: Năm 2020, mô hình VietGAP xen canh lúa thơm ST24 - tôm càng xanh toàn đực cho năng suất: Tôm đạt trên 270 kg/ha, lúa hơn 3 tấn/ha. Năm 2021, năng suất lúa và tôm càng xanh toàn đực được đánh giá sẽ cao hơn năm rồi đang tạo niềm phấn chấn cho người dân nơi đây.

Ông Trịnh Hoàng Cung, Giám đốc HTX Dân Phát (ấp 6 La Cua, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, Cà Mau) cho biết: Thời tiết những năm qua diễn biến rất bất thường nếu không có đội ngũ cán bộ kỹ thuật  hướng dân thì nông dân sẽ gặp khó khăn. Hiện nay, chưa biết giá tôm lên xuống như thế nào nhưng năng suất dự kiến sẽ trúng hơn, ước đạt khoảng từ 300 – 350 kg/ha.

Trong khuôn khổ Dự án Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL và Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã tập huấn cho 250 nông dân quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP và quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Anh Trần Văn Hải (ấp 11, xã Khánh Thuận, huyện U Minh), nói: Năm nay nhìn cây lúa phát triển rất tốt, trổ bông đều hơn so với vụ rồi. Nhìn tổng thể mô hình này đang khả quan hơn nhiều so với năm ngoái. Mô hình xen canh lúa – tôm càng xanh toàn đực được bà con nông dân nơi đây đánh giá rất cao.

Kỹ sư Phạm Minh Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho biết: Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên kết quả thực hiện mô hình xen canh lúa – tôm càng xanh toàn đực khả quan hơn. Theo mục tiêu của dự án đề ra tôm đạt năng suất 250 kg/ha, lúa 3,5 tấn/ha.

Đến nay, nhìn kích cỡ con tôm ước năng suất đạt khoảng 300 kg/ha và lúa khoảng 4 tấn/ha. Đặc biệt, mô hình này sử dụng giống lúa thơm ST24 và thả con giống tôm càng xanh toàn đực nên thương lái bảo đảm mua giá cao hơn thị trường từ 5 -10%.

z3019384901740_0861245a04b2a7edbeb79820fc443ca3-221700_990.jpg

Mô hình lúa - tôm cành xanh toàn đực mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững. Ảnh: Trong Linh.

"Đến thời điểm này có thể khẳng định mô hình đang thực hiện đúng mục tiêu đề ra là nâng cao giá trị sản xuất cho bà con nông dân. Đồng thời, thông qua dự án này nâng cao được chất lượng, giá trị sản phẩm tạo tiền đề phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Cà Mau", ông Phạm Minh Dũng nói.  

Mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP
(vụ thứ hai năm 2021)

Thực hiện tiếp với 136 hộ dân tham gia dự án. Cung cấp giống tôm càng xanh toàn đực, lúa ST24; phân bón; men vi sinh; khoáng tạt... với số lượng đúng đủ như đề cương và dự toán đã phê duyệt như nguồn kinh phí trung ương và địa phương hỗ trợ.

Kết quả: Lúa đang phát triển tốt. Thực hiện thả giống tôm càng xanh toàn đực cho 136 hộ với 200ha, tổng lượng giống thả nuôi là 4 triệu post.

- Tại huyện U Minh: tôm nuôi được hơn 4 tháng nhìn chung tôm phát triển tốt và đạt đầu con với tỷ lệ > 60%, tôm đạt trọng lượng trung bình 45 con/kg.

- Tại huyện Thới Bình: tôm nuôi được hơn 3 tháng tôm phát triển tốt, đạt đầu con, tôm đạt trọng lượng trung bình khoảng 65 con/kg.

Dự án được sự quan tâm sâu sắc của Bộ Khoa học và Công nghệ, của UBND tỉnh Cà Mau, Sở Khoa học và Công nghệ. Được sự đồng thuận cao của chính quyền địa phương; của người dân tham gia dự án nên bước đầu dự án có nhiều thuận lợi. Cơ quan chủ trì và các thành viên tham gia dự án có tinh thần nhiệt quyết, tập trung, quyết liệt để hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra.

 

 

Bình luận

Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên

Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.

Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường

Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật

Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?

Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế

Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.

Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít

Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định

Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.

Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ

Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg

Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất