Nông nghiệp Hà Nội: Vào vụ sản xuất mới với mục tiêu kép
Thời điểm hiện nay, lúa mùa đã và đang chín, nông dân ngoại thành Hà Nội khẩn trương thu hoạch lúa mùa và bắt tay ngay vào gieo trồng cây vụ đông với nỗ lực đạt mục tiêu kép
Nông dân xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) thu hoạch lúa mùa với sự hỗ trợ đắc lực của cơ giới hóa.
Thúc đẩy sản xuất, bảo đảm nguồn cung nông sản
Thời điểm hiện tại, trên các vùng sản xuất nông nghiệp, nông dân đang khẩn trương ra đồng thu hoạch lúa, giải phóng đất, trồng cây vụ đông, bảo đảm gieo cấy hết diện tích, góp phần ổn định nguồn cung nông sản cho thị trường.
Ngày 27-9, nông dân các xã: Thụy Hương, Quảng Bị, Đồng Phú, Hồng Phong, Hoàng Diệu... của huyện Chương Mỹ khẩn trương ra đồng thu hoạch lúa mùa, giải phóng đất, trồng cây vụ đông. Hợp tác xã nông nghiệp Thụy Hương đã ký hợp đồng với chủ phương tiện 5 máy gặt đập liên hợp để việc thu hoạch lúa được nhanh gọn, thuận lợi. Thời điểm hiện tại, Thụy Hương đã thu hoạch được 55% diện tích lúa mùa (năng suất lúa ước đạt 220kg/sào).
Tương tự, huyện Thạch Thất cũng tập trung chỉ đạo nông dân bố trí nhân lực, phương tiện máy móc, khẩn trương thu hoạch lúa mùa với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", dự kiến đến hết tháng 9, huyện sẽ thu hoạch xong lúa mùa. Thạch Thất chỉ đạo nông dân thu hoạch đến đâu gieo trồng cây màu vụ đông đến đó, bảo đảm khung thời vụ. Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng cho biết, Thạch Thất đã điều chỉnh diện tích sản xuất vụ đông năm 2021-2022 từ 750ha lên 859ha (tăng 109ha) nhằm đáp ứng nhu cầu về rau, củ, quả cho người dân trong huyện và các địa phương khác...
Trên cơ sở xác định những yếu tố thuận lợi, khó khăn, với phương châm "sáng gặt lúa, chiều xuống giống cây vụ đông", UBND huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt giải pháp về thời vụ, cơ cấu giống... kết hợp tuyên truyền, vận động bà con khẩn trương thực hiện gieo trồng cây vụ đông ngay sau khi thu hoạch lúa mùa; áp dụng biện pháp không làm đất, làm đất tối thiểu, làm bầu, trồng gối đối với cây ưa ấm (ngô, bí xanh...).
Nông dân huyện Thạch Thất với sự hỗ trợ của các đoàn thể khẩn trương thu hoạch lúa mùa.
Tại xã Phú Thị (huyện Gia Lâm), nông dân đang tập trung chăm sóc diện tích trồng cây ăn quả như bưởi, cam, chuối ở vùng bãi sông Hồng. Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thị Nguyễn Thị Lan chia sẻ, năm 2021, Phú Thị đặt mục tiêu chuyển đổi 5ha sang trồng cây ăn quả. Tính đến nay, toàn xã đã chuyển đổi được 4,7ha. Thời điểm này, cùng với tập trung chăm sóc các vườn cây ăn quả, nông dân trên địa bàn còn gieo trồng ngô nếp và rau ăn lá các loại...
Thúc đẩy sản xuất là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hiện tại và các địa phương đều xác định rõ phương châm sản xuất an toàn; sản xuất kết hợp với phòng, chống và đẩy lùi dịch Covid-19.
Gắn mục tiêu sản xuất với phòng, chống dịch bệnh
Vừa thúc đẩy sản xuất, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch, chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; đi làm đồng nhưng phải tuân thủ "5K"; trên các cánh đồng, nông dân không tụ tập đông người.
Ghi nhận của phóng viên Báo Hànộimới, trên những cánh đồng ở Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Gia Lâm... cho thấy, hầu hết nông dân nghiêm túc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với thợ máy gặt lúa, làm đất...
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, Chủ tịch UBND xã Đồng Phú (huyện Chương Mỹ) Phạm Văn Hải cho biết, để vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch, vừa bảo đảm tiến độ thu hoạch lúa mùa, làm đất gieo trồng cây vụ đông, xã tạo thuận lợi cho người và phương tiện địa phương khác đến làm việc nhưng phải thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K", khai báo y tế... Nếu gia đình hoặc thôn, xóm nào phải cách ly y tế, tổ Covid-19 cộng đồng của xã sẽ huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ nông dân thu hoạch, bảo quản lúa mùa và làm đất, trồng cây vụ đông bảo đảm khung thời vụ tốt nhất...
Nông dân huyện Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp đi đôi với phòng, chống dịch Covid-19.
Cùng với tập trung tổ chức sản xuất, các cấp Hội Nông dân huyện Gia Lâm còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên tuân thủ nghiêm biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gia Lâm Chu Anh Tuấn khẳng định, nông dân huyện Gia Lâm gắn phòng, chống dịch Covid-19 với chăm sóc cây trồng để góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thời điểm hiện tại, các địa phương đều đẩy mạnh triển khai các giải pháp vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, vừa phòng, chống dịch. Các huyện, thị xã không chỉ lên phương án triển khai các giải pháp ổn định sản xuất, tăng cường kiểm soát chất lượng nông sản; phối hợp với đơn vị chức năng nắm vững tình hình tiêu thụ sản phẩm để có giải pháp kịp thời... mà còn còn động viên người dân gắn sản xuất với phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép.
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận