"Nữ hoàng" nuôi cá chép

Xuất phát từ hai bàn tay trắng, đến nay gia đình bà Hoàng Thị Chắp - "nữ hoàng" nuôi cá người dân tộc Giáy ở xã Cốc San, TP. Lào Cai (tỉnh Lào Cai) đã xây dựng thành công mô hình nuôi cá nước ngọt rộng 17ha, doanh thu từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm.

Những năm trước đây cuộc sống kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, bản thân bà luôn trăn trở, suy nghĩ đi đâu, làm gì để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình.

"Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng vật nuôi, gia đình tôi đã bàn bạc và thống nhất sẽ ở lại Cốc San, quyết tâm phấn đấu vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương" - bà Chắp nhớ lại.

Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, gia đình bà Chắp đã nhận thầu lại khu ruộng khoán do kém hiệu quả và xin phép địa phương cải tạo thành ao nuôi cá. Với niềm say mê và quyết tâm làm giàu, bà làm đơn xin vay 5 triệu tại Ngân hàng huyện Bát Xát, rồi vay thêm bạn bè, người thân để có đồng vốn thuê người đào, đắp ao và mua con giống. Trong thời gian đầu, bà đi khắp các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội để nhập cá về bán lại cho người dân trong tỉnh và học hỏi thêm về kỹ thuật và cách chăn nuôi con cá giống.

base64-16294354379881273943705.png

Bà Hoàng Thị Chắp (áo xanh) - "nữ hoàng" nuôi cá ở xã Cốc San (Lào Cai) đã có thu nhập tiền tỷ từ mô hình nuôi cá nước ngọt. Ảnh: Bình Minh

Ban đầu, bà Chắp nuôi thử nghiệm nhiều loại cá như: cá mè, trắm cỏ, chép, trôi, rô phi...Nhưng do kinh nghiệm còn hạn chế nên hiệu qua kinh tế mang lại không cao.

Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi bà Chắp đã nâng cao được kinh nghiệm, thuần thục trong việc sản xuất cá giống, đặc biệt là khi nghiên cứu về loại cá bỗng - là loại cá có sức kháng bệnh tốt, chi phí đầu vào thấp, kỹ thuật chăm sóc đơn giản, nuôi được với mật độ cao, có đầu ra tương đối ổn định nên bà Chắp quyết định đầu tư nuôi cá bỗng thương phẩm.

Được biết, cá bỗng là một trong những loài cá quý hiếm ở miền núi phía Bắc và được mệnh danh là "cá tiến vua" có tuổi thọ trên 50 năm.

"Cá bỗng giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích" - bà Chắp chia sẻ.

base64-1629435438005801113722.png

Hiện nay, gia đình bà Hoàng Thị Chắp (áo xanh) đang sở hửu mô hình nuôi cá nước ngọt rộng 17ha ở xã Cốc San, TP. Lào Cai. Ảnh: Bình Minh

Để tận dụng diện tích mặt nước, bà Chắp nuôi ghép cá bỗng với cá trắm đen, chép lai và rô phi đơn tính. Theo đó, cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, nuôi 1 năm có đạt trọng lượng trung bình từ 1,2 - 1,5kg/con, sau 2 năm cá đạt trọng lượng 2,2 - 2,5kg/con.

Hiện nay, bà Chắp cung cấp cá chủ yếu là các nhà hàng đặc sản ở Lào Cai và các tỉnh lân cận như Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang với giá từ 350.000 - 400.000 đồng/kg.

Ngoài vốn kiến thức, kinh nghiệm nuôi cá có được từ việc học các chủ chăn nuôi lớn ở các tỉnh bạn, vợ chồng bà Chắp còn thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tích cực tham quan, học tập và chia sẻ kinh nghiệm với chủ các mô hình nuôi cá giống có hiệu quả. 

 Đến nay, gia đình bà Chắp có 17ha diện tích ao nuôi và làm cá chép giống, đây cũng là giống cá do gia đình bà lai tạo thành công từ giống cá chép Trung Quốc và cá chép sông Hồng.

Theo bà Chắp, để có được giống cá chép tốt như ngày hôm nay, vợ chồng bà mất cả chục năm trời nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và hầu hết thời gian trong ngày là giành cho cá, "không xểnh ra là mất trắng". 

Riêng về giống cá chép được gia đình bà sản xuất ra có khả năng kháng bệnh cao, thời gian sinh trưởng ngắn, thân hình trường hơn các giống cá của các đơn vị khác bán trên thị trường. Chính vì thế, giống sản xuất ra đến đâu là hết đến đó. "Nhà tôi không chỉ xuất bán trong tỉnh mà rất nhiều chủ ao nuôi từ các tỉnh phía Bắc tìm đến mua".

base64-16294354380171618978673.png

Hệ thống ao nuôi đều được bà Hoàng Thị Chắp đầu tư máy bắn thức ăn. Ảnh: Bình Minh

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá giống của mình, bà Chắp cho biết: “Cá giống là loại cá nhỏ, dễ chết, nên quá trình nuôi ương, thâm canh, vận chuyển khi mang đi tiêu thụ đều phải có kỹ thuật. Để đảm bảo chất lượng con giống và năng suất, cần phải cải tạo ao, thường xuyên thay nước, vệ sinh ao nuôi theo định kỳ, cho cá ăn đúng giờ, bảo đảm lượng thức ăn...".

"Sau mỗi lứa thu hoạch cá giống cần tháo hết nước trong ao rồi rắc vôi bột khử trùng, hoặc xử lý ao nuôi trước khi thả cá bằng các chế phẩm sinh học. Bờ ao phải được gia cố chắc chắn, tránh để rò rỉ, cá thoát ra ngoài. Cá giống phải khỏe mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, bảo đảm tỷ lệ sống cao mới có thể xuất bán được”.

Bà Chắp cho biết thêm, năm nay việc nuôi cá giống thời tiết tốt, điều kiện ao, hồ được cải tạo thường xuyên nên cá khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao, cá bán được giá và rất được khách hàng tín nhiệm. Hàng năm, bà vẫn tạo điều kiện hỗ trợ bán cá giống trả chậm cho vài chục hộ chăn nuôi trong tỉnh, hướng dẫn kỹ thuật xuống giống và chăm nuôi cá. Và đặc biệt, bà còn giúp đỡ con giống cho các hộ gặp khó khăn.

base64-1629435438029831262314.png

Bà Hoàng Thị Chắp chia sẻ bí quyết thành công với mô hình nuôi cá nước ngọt tại Hội nghị tổng kết hội viên nông dân, hộ gia đình trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020. Ảnh: Bình Minh

“Ngoài việc nắm chắc kỹ thuật, nguồn nước và điều kiện thời tiết thuận lợi thì người làm nghề này phải đặt “chữ tâm” lên hàng đầu để giúp mọi người có con giống chất lượng cao, giá cả phải chăng, từ đó mọi người sẽ ủng hộ mình nhiều hơn” - bà Chắp chia sẻ bí quyết nuôi cá thành công.

Với những nỗ lực, quyết tâm, năng động của bản thân và gia đình, sau gần 20 năm đầu tư và phát triển từ chỗ nuôi trồng nhỏ lẻ, đến nay bà Chắp đã sở hữu một trang trại rộng lớn. Năm 2020 vừa qua, doanh thu của gia đình bà đạt trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí cũng đem lại thu nhập cho gia đình từ 400 - 500 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho từ 6 đến 7 lao động địa phương với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Chủ tịch Hội Nông dân TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết, gia đình bà Chắp là gương điển hình trong làm kinh tế giỏi của đồng bào người Giáy. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” gia đình bà Chắp đã hiến 2.000m2 đất làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ tiền mặt 50 triệu đồng và nhiều ngày công lao động. Bà luôn giúp đỡ những hộ trong thôn, xã có hoàn cảnh khó khăn về vốn, con giống, kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.