Nuôi gà thu 10 tỷ/năm, nông dân giỏi đất thánh Tản Viên tiết lộ bí quyết

Nhờ bí quyết đeo kính cho gà mà hàng vạn con gà của ông chủ Ngô Trọng Hiển ở xã Thuỵ An (Ba Vì, Hà Nội) dù nuôi chung nhưng không hề đuổi cắn nhau, con nào cũng có bộ lông bóng bẩy, mượt mà.

Đeo kính cho 10.000 con gà bố mẹ
Với tổng đàn gà là 1 vạn (10.000) con gà đẻ, 2 vạn gà thịt, 60 vạn gà giống/năm, trại gà đồi của anh Ngô Trọng Hiển có quy mô to nhất xã Thuỵ An. Chia sẻ về cách "đeo kính" cho đàn gà bố mẹ, anh Hiển nói: Với việc nuôi gà bố mẹ tập trung số lượng lớn nên thường xuất hiện cảnh gà cắn mổ nhau khiến gà bị trọc lông vùng lưng, cổ, đầu, thậm chí gây thương tích, ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản. Chính vì vậy, khi đàn gà bố mẹ được 4 tháng tuổi, anh Hiển bắt đầu "đeo kính" cho đàn gà.

img6718-16282604055551315892576.jpg

Anh Ngô Trọng Hiển đầu tư các lò ấp trứng có công suất 4 vạn trứng/mẻ. Ảnh: Ảnh: Đức Thịnh

Anh Hiển khẳng định, việc đeo kính không làm ảnh hưởng đến bất kỳ sinh hoạt hàng ngày nào của con gà. Do chiếc "kính" là then nhựa chỉ to bằng 1/3 lỗ mũi của gà nên không gây ảnh hưởng đến việc hô hấp,  ăn uống. 

"Đeo kính" cho gà mục đích để che tầm mắt nhìn thẳng của con gà, nên gà không bao giờ chọi nhau, đuổi cắn nhau, gà phát triển rất nhanh.

img6722-1628260506299516395060.jpg

Với kinh nghiệm gần 20 năm chăn nuôi gà, anh Hiển có thể phân biệt gà trống, gà mái khi mới nở. Ảnh: Đức Thịnh

Với quy mô đàn gà đồi lớn như vậy, anh Hiển đầu tư xây dựng chuồng trại rất bài bản, hiện đại. Theo đó, với tổng diện tích hơn 30.000m2, anh Hiển bố trí các khu ấp trứng, khu nuôi gà bố mẹ, khu nuôi gà thương phẩm riêng biệt.

Các chuồng nuôi được đầu tư hệ thống giàn lạnh làm mát, uống nước tự động, các lò ấp trứng có công suất 4 vạn trứng/mẻ. Ngoài ra, anh còn kết hợp trồng cây ăn quả tạo sân chơi và không gian cho đàn gà.

img6730-16282605589891659403324.jpg

Bình quân mỗi tháng anh Hiển xuất ra thị trường 8 vạn gà giống. Ảnh: Đức Thịnh

Với 1 vạn gà bố mẹ, trung bình mỗi tháng, gia đình anh Hiển bán ra thị trường khoảng 8 vạn gà giống. Chia sẻ về cách nuôi gà sinh sản, anh Hiển cho biết: Để gà có tỷ lệ nở cao, anh Hiển nuôi ghép 1 gà trống với 10 gà mái và tiêm phòng vaccine đầy đủ.

img6749-16282605838591578830126.jpg

Hiện, mỗi năm anh Hiển sử dụng gần 10.000 chiếc kính để đeo cho đàn gà nhà mình.

Theo chia sẻ của anh Hiển, để đạt được thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua không ít khó khăn. Ngay khi khởi nghiệp vào đầu năm 2002, vay được ngân hàng 7 triệu đồng, anh đầu tư kinh phí nuôi gà ta thương phẩm thì lập tức vấp phải thử thách lớn. Gà liên tục bị mắc bệnh, chưa kể giá gà trên thị trường xuống rất thấp. Những ngày này cũng là lúc anh Hiển mất ăn, mất ngủ.

Thua keo này thì bày keo khác, anh lại tiếp tục đầu tư vào nuôi gà. Nhưng vẫn như trước đó, gà vẫn bị bệnh, giá gà vẫn rớt thảm. Chính vì thất bại nhiều nên anh nhận được nhiều lời khuyên nên chuyển đổi mô hình khác.

Bỏ mặc mọi lời can ngăn, anh Hiển quyết định tiếp tục nuôi gà nhưng theo cách làm hoàn toàn mới. "Tôi thấy quê mình có lợi thế về lao động, đất đai nhưng chưa phát huy hết. Trong khi đó, xu hướng của xã hội hiện đại đang cần những sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Vì vậy, tôi đã ấp ủ dự định chăn nuôi gà an toàn sinh học để vừa mang đến sản phẩm sạch cho người dân, vừa bảo vệ môi trường và giúp giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên", anh Hiển chia sẻ.

Nghĩ là làm, anh Hiển chịu khó tìm hiểu kinh nghiệm ở nhiều trang trại gà khác, đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn để nắm vững phương pháp nuôi gà an toàn sinh học.

Kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học
Nói được, làm được, trang trại gà của anh Hiển rất có tiếng, được nhiều người tới tham quan, học hỏi cách làm. Với bất cứ ai, anh Hiển cũng không ngần ngại chia sẻ, trao đổi kỹ lưỡng về kinh nghiệm của mình.

img6750-16282606189981813176662.jpg


Anh Hiển bảo: Nhờ bí quyết đeo kính cho đàn gà bố mẹ nên dù nuôi chung nhưng không hề đuổi cắn nhau, con nào cũng có bộ lông bóng bẩy, mượt mà. Ảnh: Đức Thịnh

Theo anh Hiển, quy trình nuôi gà đồi an toàn sinh học trải qua rất nhiều công đoạn. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn con giống, thiết kế xây dựng chuồng trại. Đặc biệt, với thời tiết nắng nóng như hiện nay gà dễ bị bệnh thì chuồng trại phải thoáng mát.

img6735-16282606545461129425027.jpg

Để thịt gà thơm ngon hơn ngoài việc thả gà ra môi trường tự nhiên, không gian vận động rộng, theo anh Hiển còn phối trộn thêm ngô hạt, khô đậu tương, cám gạo, chế phẩm sinh học theo tỷ lệ nhất định để làm thức ăn sinh học cho đàn gà. Ảnh: Đức Thịnh

Tháng đầu tiên nuôi, anh Hiển cho gà ăn 100% thức ăn công nghiệp. Tháng thứ 2 phối trộn thêm 50% thức ăn sinh học và tháng thứ 3, thứ tư cho ăn 75% thức ăn là cám ngô. Tháng thứ 5, thứ 6 cho ăn 100% thức ăn sinh học.

Anh Hiển bộc bạch: "Với cách cho ăn cám sinh học thì đàn gà phải trên 6 tháng mới xuất chuồng được, nhưng bù lại thịt gà có chất lượng thơm hơn, ngon hơn, được khách hàng ưa chuộng và giá bán cũng cao hơn".

Nhận xét về hội viên nông dân của mình, anh Nguyễn Văn Tài (trái)– Chủ tịch Hội ND xã Thuỵ An phấn khởi nói: Với mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học, anh Ngô Trọng Hiển nhiều năm liền đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Anh Hiển chia sẻ thêm: Ngoài việc lựa chọn con giống đảm bảo thì việc vệ sinh chuồng trại cũng quan trọng không kém. Sau khi xuất bán một lứa gà phải để trống chuồng trại từ 15 – 20 ngày để vệ sinh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi rồi mới cho lứa tiếp theo vào chuồng.

Anh Hiển bảo: "Đặc điểm chung của loài gà là rất mẫn cảm với thời tiết, nhất là với thời tiết nắng nóng như hiện nay gà rất dễ mắc bệnh. Người nuôi cần chịu khó quan sát các yếu tố, đặc điểm, biểu hiện của đàn gà, thời tiết để phát hiện và điều trị một số bệnh dịch".

Ngoài nuôi gà đồi thương phẩm, gia đình anh còn tự sản xuất con giống để bán và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình.

Nhận xét về hội viên nông dân của mình, anh Nguyễn Văn Tài – Chủ tịch Hội ND xã Thuỵ An phấn khởi nói: Với mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học, anh Ngô Trọng Hiển nhiều năm liền đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố. Câu chuyện làm giàu của anh Hiển không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế gia đình mà còn lan tỏa tới phong trào nông dân làm giàu ở địa phương.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.