Nuôi tôm VietGAP một nông dân ở Nam Định thu lãi 700 triệu đồng/năm

Với quy mô 11 ao nuôi rộng hơn 2ha, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Văn Tiệm (xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cung ứng ra thị trường hơn 17 tấn tôm thẻ chân trắng và tôm sú VietGAP, thu nhập trên 700 triệu đồng.

Vượt lên từ thất bại

Phóng viên được biết đến mô hình nuôi tôm sạch của gia đình ông Tiệm qua lời giới thiệu của một vị cán bộ xã Hải Lý. Theo vị cán bộ, đây là một trong những mô hình nuôi tôm thương phẩm theo quy trình VietGAP đầy triển vọng ở xã xứ đạo.

Tiếp chúng tôi, ông Tiệm cho hay: Ông sinh ra và lớn lên ở vùng quê ven biển, nên ngay từ nhỏ đã biết đến nhiều mô hình chăn nuôi thủy sản. Năm 1999, qua lời giới thiệu của bạn bè, ông biết về mô hình nuôi tôm sú. Mặc dù, chưa có kinh nghiệm chăn nuôi về loài thủy sản này nhưng ông vẫn quyết thử nuôi xem sao...

base64-16249356452321432045410.png

Ông Tiệm kiểm tra hoạt động tại trang trại tôm của gia đình ở xã Hải Lý. Mai Chiến

Nhận thấy, mô hình nuôi tôm sú rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, ông Tiệm tính hướng mở rộng diện tích sản xuất. Cứ mỗi năm, ông Tiệm mở rộng diện tích một lần. Nhờ vậy, đến nay gia đình ông đã sở hữu trang trại nuôi tôm sạch rộng hơn 2ha với quy mô 11 ao nuôi. Trong đó, ao lớn nhất rộng 2.000m2; ao nhỏ nhất rộng 900m2. Toàn bộ hệ thống ao nuôi được liên kết với nhau và kiên cố hóa.

Ngồi trầm tư một lúc, ông Tiệm tâm sự, để có được thành công như ngày hôm nay, gia đình ông phải trải qua muôn vàn khó khăn, nhiều năm liền sống trong cảnh nợ nần. Đó là vào khoảng năm 2012, do kinh nghiệm chăn nuôi tôm sú chưa có nhiều, hệ thống ao nuôi, hệ thống xử lý nước thải chưa được đồng bộ nên 4 ao tôm dịch bệnh tấn công, ước tính thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.

Năm 2018 gia đình ông Nguyễn Văn Tiệm đã đầu tư xây thêm hệ thống nuôi tôm trong nhà có mái che với 30 bể ximăng, diện tích mỗi bể 36m2. Với hệ thống này, trang trại đang thực hiện công thức nuôi gối lứa, tăng từ 2 vụ nuôi lên 3 vụ, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

"Cuộc đời tôi chưa bao giờ bị cú sốc lớn như vậy. Chỉ sau một đêm, chúng tôi bỗng chốc trắng tay lâm cảnh nợ nần đầm đìa" - ông Tiệm nhớ lại.

base64-1624935682929883938055.png

Sau cú vấp đó, nhiều người nghĩ ông Tiệm sẽ bỏ cuộc... Nhưng nhờ sự động viên, khích lệ của vợ con, ông lại đứng lên làm lại từ đầu. Rút kinh nghiệm từ thất bại, lần này ông Tiệm vay mượn thêm nhiều tiền đầu tư mua sắm, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bài bản và khoa học hơn. Bên cạnh đó, ông cũng chọn mua giống tôm chất lượng cao tại doanh nghiệp ở tỉnh.

 Với phương châm "Ngon tại giống, sạch tại tâm", những năm qua ông Tiệm đã tập trung đầu tư công nghệ, chuyển đổi hình thức chăn nuôi; áp dụng phương thức sản xuất theo quy trình VietGAP với mong muốn cung cấp ra thị trường sản phẩm an toàn nhất, sạch nhất, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Nuôi tôm sạch, không lo đầu ra

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại, ông Tiệm khoe: Gia đình tôi chăn nuôi tôm theo hướng an toàn đã nhiều năm nay; do đó hạn chế được dịch bệnh, tôm lớn nhanh và cho năng suất cao. Trang trại đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Nhờ chăn nuôi tôm sạch nên sản phẩm của trang trại ông Tiệm luôn được các đầu mối trong và ngoài tỉnh thu mua với giá cao. "Hơn 5 năm nay, trang trại nuôi tôm của tôi liên tục thắng lớn và có thu nhập cao" - ông Tiệm nói.

Hiện nay, với quy mô 11 ao nuôi, gia đình ông Tiệm chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Ông Tiệm nhẩm tính, trung bình mỗi năm gia đình ông cung ứng ra thị trường hơn 17 tấn tôm các loại. Với giá bán 180.000 đồng/kg tôm thẻ chân trắng (loại 40 con/kg) và 300.000 đồng/kg tôm sú (loại 30 con/kg), mỗi năm trang trại thu lãi từ 500 - 700 triệu đồng.

Hỏi về kỹ thuật nuôi tôm sạch, ông Tiệm không ngần ngại chia sẻ: Con tôm hay bị một số bệnh như gan, tụy. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh dễ xử lý nên cũng không đáng lo ngại, chỉ cần sử dụng chế phẩm sinh học để khống chế bệnh. Song, chủ chăn nuôi không được phép chủ quan, hàng ngày nên ghi chép "nhật ký ao nuôi", việc này giúp kiểm soát được các yếu tố đầu vào như nguồn nước, thức ăn, con giống… nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Cũng theo ông Tiệm, trong quá trình nuôi, bà con phải theo dõi sát sao sự sinh trưởng của con tôm, thực hiện đúng chế độ ăn, giờ ăn. Ngày cho tôm ăn 3 bữa đều đặn, sáng - trưa - chiều tối. Đặc biệt, sau mỗi vụ thu hoạch, người nuôi cần xả thải nước cũ; vệ sinh lại ao nuôi. Cho ao nghỉ khoảng nửa tháng thì bắt đầu nuôi vụ mới. Trước khi nuôi, nguồn nước phải được lắng đọng, xử lý bằng chế phẩm sinh học, giúp kích thích tăng trưởng nguồn thức ăn tự nhiên của tôm trong môi trường nuôi như tảo, phù du, sinh vật nhỏ…

Nói về mô hình nuôi tôm của gia đình ông Tiệm, ông Nguyễn Minh Định - Chủ tịch UBND xã Hải Lý cho hay: Mô hình nuôi tôm VietGAP của ông Tiệm đã và đang đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Xã Hải Lý đang nghiên cứu, tổ chức cho các hộ nuôi tôm tham quan, học tập phương pháp nuôi tôm này nhằm nhân rộng mô hình, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm tại địa phương. 

 

Nguồn: https://danviet.vn/nuoi-tom-vietgap-mot-nong-dan-o-nam-dinh-thu-lai-700-trieu-dong-nam-20210628175942919.htm

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.