Ông nông dân sáng chế máy nông nghiệp 3 trong 1, mang ra đồng nhiều người kéo đến xem

Lớn lên từ đồng ruộng, không qua trường lớp đào tạo, không có bất kỳ bằng cấp nào nhưng với niềm đam mê sáng tạo, nông dân Hồ Văn Gừa, ngụ ấp 1, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An mày mò, nghiên cứu và sáng chế thành công chiếc máy nông nghiệp

Chiếc máy nông nghiệp 3 trong 1 do anh Hồ Văn Gừa sáng chế ra với các tính năng xịt thuốc, sạ lúa, sạ phân bón, giúp nông dân tiết kiệm chi phí cũng như bảo vệ sức khỏe.

Từ thực tiễn sản xuất, nhiều nông dân (ND) đã tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo những máy móc, thiết bị hiện đại, có tính ứng dụng cao, góp phần giảm sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi,...

1-1626544047379-1626544050771223008495.jpg

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông - sân chơi trí tuệ bổ ích của nông dân

Từ phục vụ nhu cầu tại địa phương
Sau gần 2 năm nghiên cứu, không ít lần gặp thất bại nhưng năm 2019, chiếc máy 3 trong 1 của anh Gừa chính thức vận hành thành công. 

Chiếc máy vận hành bằng bánh xích, chạy bằng động cơ dầu, được chế tạo từ những bộ phận của chiếc máy gặt đập liên hợp. 

Phía sau máy là hệ thống giàn phun thuốc gồm 2 cần phun dài gần 20m, ít hao thuốc và được phun đều, có thể điều chỉnh lên, xuống theo chiều cao cây lúa. Phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng máy này chỉ tốn khoảng 30 phút/ha lúa, trong khi phun thủ công phải tới 2-3 giờ.

Anh Gừa chia sẻ: “Gắn bó với ND, thấu hiểu những vất vả của nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, tôi nảy ra ý tưởng sáng chế chiếc máy này giúp ND ít tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình phun xịt, không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp”.

4-1626544054667-16265440551291921678253.jpg

Máy 3 trong 1 của anh Hồ Văn Gừa mỗi ngày có thể xịt thuốc hay sạ phân, sạ giống từ 16-20ha

Ngoài tính năng phun xịt thuốc, máy còn được anh Gừa chế tạo thêm tính năng sạ phân bón và sạ giống. Trên chiếc máy này, anh lắp đặt 1 máy sạ phân bón, giống và dùng 1 mô-tưa điều khiển cần gạt qua lại, lượng phân bón, giống nhiều ít, gần xa có thể điều chỉnh được bằng tay. 

Trung bình 1 ngày, máy có thể sạ phân bón, giống từ 16-20ha. Chiếc máy 3 trong 1 của anh Gừa góp phần giải quyết thiếu hụt lao động tại địa phương, giảm lao động chân tay. Với sáng kiến này, anh đoạt giải ba trong cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật của nhà nông tỉnh lần thứ VI, năm 2019-2020.

Với niềm đam mê sáng tạo, sau hơn 1 năm tìm tòi, sáng chế, cuối năm 2019, anh Huỳnh Công Can, ngụ khu phố An Hòa 3, thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủa Thừa, chế tạo thành công chiếc máy phun thuốc đa năng cho cây thanh long, chạy nhiên liệu bằng xăng, công suất 5,5HP, điều khiển bằng remote. 

Máy có chức năng chính là phun thuốc phủ tàng với năng suất 3 giờ/1.400 trụ thanh long/2 lít xăng; các chức năng phụ xịt rửa áp cao, phát điện sinh hoạt công suất 1.2kW. Ngoài ra, máy còn có thể chở phân bón khi chăm sóc vườn, chở trái thanh long lúc thu hoạch, chở dây khi cắt tỉa cành, rất tiện lợi cho nông dân.

3-1626544063723-16265440638851812951128.jpg

Anh Huỳnh Công Can sáng chế thành công máy phun thuốc đa năng cho cây thanh long, được nông dân đánh giá cao vì ít tốn thời gian, giảm nhân công, bảo vệ môi trường.

Nhớ lại những ngày đầu nghiên cứu, sáng tạo chiếc máy, anh Can chia sẻ: “Thời gian đầu cũng khó khăn bởi không có vốn nhưng do đam mê sáng chế và thấy trồng thanh long còn phụ thuộc nhiều vào sức người nên tôi quyết tâm sáng chế chiếc máy này để giúp giảm sức lao động, tăng thu nhập cho người trồng”.

Chiếc máy phun thuốc đa năng cho cây thanh long của anh Can đã được thử nghiệm, áp dụng ở nhiều vườn tại địa phương, một số huyện lân cận và được Hội ND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức trình diễn, được nhiều chủ vườn thanh long đánh giá cao vì ít tốn thời gian, chi phí, phun xịt đều, giảm nhân công, bảo vệ môi trường,...

Đến cung cấp rộng rãi trên thị trường
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân ở vùng quê xã Long Cang, huyện Cần Đước nên ông Đinh Văn Sơn quá quen thuộc với ruộng đồng, chăn nuôi. Nỗi vất vả, cực nhọc của ND, ông đều thấu hiểu. 

Sau nhiều lần đầu tư chăn nuôi nhưng thua lỗ, ông nhận ra rằng, chăn nuôi còn lệ thuộc vào nguồn thức ăn công nghiệp. Ông nghĩ, tại sao không tận dụng những phế phẩm: Cá, ốc, đầu tôm, ruột cá, rau, củ,... để làm thức ăn cho cá, gà, heo.

2-1626544065002-1626544065367356350837.jpg

Hàng trăm máy ép, sấy cám viên của ông Đinh Văn Sơn (xã Long Cang, huyện Cần Đước) được bán ra thị trường.

Nghĩ là làm, năm 2009, ông bắt tay sáng chế chiếc máy xay những phế phẩm đó và ép, sấy khô thành viên phục vụ chăn nuôi. Sau 3 năm mày mò, nghiên cứu, ông Sơn sáng chế thành công chiếc máy ép, sấy cám viên làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. 

Máy cao chưa đến 1m, dài khoảng 2m, nặng 230kg. Khi cắm điện vận hành thì cám, gạo, bắp và các phế phẩm sẽ được xay nhỏ, ép, sấy thành cám viên làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, cá để thay thức ăn công nghiệp. 

Với tính hiệu quả khi ứng dụng, chiếc máy ép, sấy cám viên của ông Sơn đoạt giải nhì tại cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh và giải tư hội thi Sáng tạo toàn quốc do Trung ương Hội ND Việt Nam tổ chức năm 2013.


Thấy chiếc máy giúp giảm được chi phí chăn nuôi, năm 2013, ông Sơn mở một xưởng cơ khí sản xuất máy để bán. Đến nay, máy ép, sấy cám viên được ông cải tiến ngày càng hiện đại. Hiện chiếc nhỏ nhất có công suất sấy 0,5 tấn/8 giờ, loại lớn nhất là 5 tấn/8 giờ. 

Từ năm 2013 đến nay, ông Sơn bán ra thị trường hàng trăm chiếc máy ép, sấy cám viên. Tùy vào công suất mà có giá khác nhau, loại thấp nhất là 37 triệu đồng/máy, cao nhất 270 triệu đồng/máy. 

Không chỉ bán ở các tỉnh, thành trong nước mà ông còn xuất khẩu máy sang thị trường nước ngoài như Lào, Campuchia, Indonesia,... Hiện xưởng cơ khí của ông tạo việc làm ổn định cho 5-7 lao động địa phương với mức lương từ 8-10 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài sáng chế thành công chiếc máy ép, sấy cám viên, ông Sơn còn sáng chế thành công máy hút, bắt rầy; máy nén viên cám cho tôm; máy sấy phân chuồng. Những sáng chế của ông Sơn không chỉ giúp làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn giúp ích nhiều cho ND.

Chiếc máy 3 trong 1 của anh Gừa sáng chế hiện nay cũng được ND ủng hộ, giá thành khoảng 110 triệu đồng/chiếc. 

Anh đã bán được 5 chiếc và người dân đang đặt hàng thêm 3 chiếc. Anh Trần Văn Háy, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa, cho biết: “Tôi sản xuất hơn 10ha ruộng. Bây giờ, lao động ở nông thôn đi làm công ty, xí nghiệp nên khó tìm nhân công phun thuốc, sạ phân bón. Sau thời gian tìm hiểu máy do anh Gừa chế tạo, tôi thấy có nhiều ưu điểm, phù hợp với vùng đất canh tác, giá thành hợp lý nên mua về sử dụng, giúp giảm chi phí rất nhiều”.

Chủ tịch Hội ND Việt Nam tỉnh Long An - Phạm Chí Tâm cho biết: Ý tưởng các đề tài sáng chế (giải pháp) của ND trong thời gian qua đều xuất phát từ thực tiễn sản xuất, những trăn trở của ND trong quá trình lao động. Sự sáng tạo của ND đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất và được ứng dụng rộng rãi. Những giải pháp này góp phần nâng cao năng suất lao động, khắc phục tình trạng thiếu lao động, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy nền nông nghiệp trong tỉnh ngày càng phát triển./.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông được tổ chức 2 năm 1 lần, trung bình mỗi lần, cuộc thi có 50-70 giải pháp tham gia. Hội thi đã tạo thành phong trào khơi dậy, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và thật sự là sân chơi trí tuệ bổ ích của nông dân”.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh - Phạm Chí Tâm

Ngoài lợi ích về kinh tế, những giải pháp còn góp phần bảo vệ sức khỏe cho nông dân, giải quyết thiếu hụt lao động tại địa phương, giảm lao động chân tay”.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam huyện Thủ Thừa - Nguyễn Văn Như

Các giải pháp có hiệu quả được nhân rộng, cơ quan chức năng cần hỗ trợ nông dân đăng ký bản quyền, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường”.

Anh Huỳnh Công Can, ngụ thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa

 

Nguồn: Theo báo Long An

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.