Ông tỷ phú nông dân Lâm Đồng nuôi cá tầm công nghệ cao, bắt hơn 200 tấn/năm

Nuôi cá tầm công nghệ cao giúp giảm được nhân công, nguồn nước và tránh được thiên tai đã giúp anh Nguyễn Đình Hoàng, một tỷ phú nông dân ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng xuất bán hơn 200 tấn cá ra thị trường.

Những bể chứa nước làm nổi trên mặt đất bằng sắt, bạt nhựa, không nằm cạnh các con suối, thác nước lạnh như cách nuôi cá tầm truyền thống, anh Nguyễn Đình Hoàng đang nuôi cá tầm theo một hướng mới – nuôi cá tầm công nghệ cao.

dji0657-1647243467708473231454-16472663586381669629948.jpeg

Một góc trang trại nuôi cá tầm của Công ty TNHH Ngọc Mai Trang, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Văn Long.

Phóng viên khá ngạc nhiên khi những hồ nuôi cá tầm của Công ty TNHH Ngọc Mai Trang do anh Hoàng làm giám đốc. 

Bể nuôi cá tầm của anh Hoàng được làm thành hình tròn với đường kính bể từ 6-17,3m. Đối với bể nhỏ đường kính 6m sẽ có độ sâu nước từ 80-90cm, bể lớn có độ sâu 1,3-1,5m.

Anh Hoàng cho biết: "Phần đáy bể được chúng tôi thiết kế lõm hình cầu để tối ưu hóa trong việc xử lý chất thải lẫn tạo môi trường để cá bơi theo vòng tuần hoàn. Cá sẽ bơi liên tục theo hình tròn nên chất lượng cá chắc chắn sẽ ngon hơn cá nuôi ở bể vuông.

Những con cá tầm nuôi trong bể hình tròn sẽ có chất lượng tốt hơn vì bơi liên tục mà không bị cản lại bởi góc cạnh hồ như cách làm truyền thống.

Tâm của bể nuôi cá tầm sẽ được lắp đặt hệ thống hút chất thải của cá, thức ăn và những tạp chất khi nuôi cá. Hệ thống này sẽ được cài đặt bằng đồng hồ tự động. 

Mỗi ngày hệ thống này sẽ hút 8 lần, mỗi lần hút 15 phút nhằm đảm bảo nguồn nước nuôi cá tầm được sạch và đảm bảo cho cá phát triển. 

Hơn nữa, hệ thống cảm biến tại camera của các hồ nước sẽ báo động đến chủ hồ nếu như có sự cố mất điện, sục khí, thổi khí bị hư hỏng. Như vậy, bộ phận kỹ thuật sẽ xử lý, sửa chữa ngay để tránh gây thiệt hại".

Ông Khuất Duy Vinh – Quản lý trang trại nuôi cá tầm của Công ty TNHH Ngọc Mai Trang (xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) cho biết, nguồn nước nuôi cá tầm tại trang trại vẫn được lấy từ các con suối trực tiếp dẫn về thông qua hệ thống ống nhựa. 

Nước được dẫn trực tiếp vào bể nuôi cá và hồ chứa nước dự trữ liên tục. Những hồ chứa nước được tận dụng triệt để vào mùa khô, đây cũng là ưu điểm của cách nuôi cá tầm công nghệ cao của trang trại.

dji0665-16472434677191278544188-1647266327703183743362.jpeg

Những hồ chứa nước hình vuông luôn được đưa nước từ suối về để có nước sạch cung cấp cho cá. Ảnh: Văn Long.

Hiện nay, trên diện tích khoảng 2ha của trang trại, anh Nguyễn Đình Hoàng đã hoàn thiện và nuôi cá tầm trong 11 bể hình tròn. 

Bên cạnh đó, công ty đang tiếp tục hoàn thiện 15 bể chứa khác để nâng cao sản lượng cá trong thời gian tiếp theo. Hiện, trung bình mỗi năm Công ty TNHH Ngọc Mai Trang xuất ra thị trường trên 200 tấn cá tầm. Dự kiến sẽ tăng lên khoảng 400 tấn cá tầm trong năm 2022.

Tránh thiệt hại do thiên tai
Dẫn phóng viên tham quan trang trại nuôi cá tầm, ông Vinh nhớ lại: "Văn 2017, tại Lâm Đồng, một số trang trại nuôi cá tầm bị nước lũ tràn về, cuốn trôi các hồ nuôi cá tầm. Trong đó, công ty chúng tôi cũng bị ảnh hưởng....".

Thep anh Vinh, khi lũ kéo về như vậy, người nuôi cá tầm không thể làm gì được, thiệt hại gần như 100%. Trang trại chúng tôi hiện nay không làm bể, hồ cá cạnh các con suối nữa mà chỉ dẫn nước về. Cá sẽ được nuôi tập trung ở nơi bằng phẳng, không sợ mưa lũ vào mùa mưa, vẫn cung cấp đủ nước nuôi cá vào mùa khô thông qua các bể chứa nước".

Những bể nuôi cá tầm công nghệ cao tiếp theo đang dần được hoàn thiện, thời gian sắp tới, sản lượng cá của công ty Ngọc Mai Trang sẽ tăng lên. 
Ông Vinh cũng cho biết, trong những bể nuôi cá tầm công nghệ cao sẽ liên tục có máy sục khí, máy thổi khí để đảm bảo cá được cung cấp đủ oxi và tạo dòng chảy liên tục. Với mỗi bể cá như vậy, trang trại này sẽ nuôi được đến 6 tấn cá/bể. Hiện, nguồn cá thương phẩm của Công ty TNHH Ngọc Mai Trang chủ yếu xuất đi thị trường TP.Hồ Chí Minh và TP.Đà Lạt.

img0081-16472434681711319812635-1647266085633898977770.jpeg

Những con cá tầm có trọng lượng từ 1,8kg trở lên sẽ được xuất bán ra thị trường. Ảnh: Văn Long.

Điều đặc biệt quan trọng đối với phương pháp nuôi cá tầm công nghệ cao là việc cung cấp điện liên tục. Chính vì vậy, vừa qua, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang đã phải đầu tư hệ thống điện 3 pha vào đến trang trại. 

Theo đó, khi nguồn điện lưới bị cắt đột ngột, hệ thống máy phát sẽ tự động chạy để đảm bảo nguồn điện cho các hoạt động sản xuất. Khi điện lưới được khôi phục, máy phát sẽ tự động ngưng để đảm bảo an toàn cho hệ thống thiết bị bên trong trang trại.

img0190-16472434683862121141127-16472660856511967607225.jpeg

Ông Vinh khá khó khăn để bắt được một con cá tầm bố mẹ nặng khoảng 20kg lên cho phóng viên thấy tận mắt. Ảnh: Văn Long.

Đến nay, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang đang nuôi cá tầm theo hướng hoàn toàn khép kín. Những con cá tầm nặng đến 30kg sẽ được nuôi tại những bể riêng biệt để lấy trứng cung cấp con giống trong toàn bộ trang trại. 

Sau đó, cá bột và cá thương phẩm có trọng lượng khác nhau sẽ được nuôi trong những bể khác nhau. Khi cá được nuôi đến trọng lượng từ 1,8kg trở lên sẽ được xuất bán ra thị trường.

"Những hệ thống công nghệ cao trong trang trại sẽ giúp chúng tôi giảm được 80% nhân công so với cách làm truyền thống. Hệ thống thổi khí, sục khí, tự động hút chất thải trong bể nuôi vận hành liên tục sẽ thay nhân công làm bằng tay. Nếu như trước đây, chúng tôi dùng 10 người thì đến nay chỉ cần 2 người để theo dõi, giám sát", ông Khuất Duy Vinh cho biết.

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.