Phát triển nhuyễn thể bền vững, giảm cường lực khai thác

Đánh giá cao giá trị kinh tế của nghề nuôi nhuyễn thể, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị người dân tập trung vào khâu giống, đảm bảo vùng nuôi an toàn dịch bệnh.

t2.png

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (bên trái) kiểm tra một cơ sở sản xuất ngao giống tại khu vực phía Bắc. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngành hàng trăm triệu USD
Ngày 6/4, phát biểu tại Diễn đàn Phát triển ngành nhuyễn thể bền vững tại Nam Định, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao vai trò của ngành hàng này trong sự phát triển của ngành thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Nhiều đối tượng nuôi nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như ngao, hàu, sò điệp, ốc hương, ốc nhảy, sò huyết, tu hài...

Theo Tổng cục Thủy sản, trong năm 2021, tổng sản lượng nhuyễn thể ước đạt trên 300.000 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đã xuất sang trên 67 thị trường trên thế giới với kim ngạch đạt trên 125 triệu USD, tăng trên 20% so với năm 2020.

Đồng thời, nhiều địa phương, HTX, người dân đã chủ động được công nghệ sản xuất giống nhiều đối tượng nhuyễn thể chủ lực, kết hợp chế biến trên trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

"Nghề nuôi nhuyễn thể đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống người dân các vùng ven biển", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Bà Đặng Thị Lụa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, cho biết, nghề sản xuất giống và nuôi một số loài nhuyễn thể còn hạn chế bởi một số nguyên nhân như: Nhiều doanh nghiệp và người dân chưa tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển; số lượng và chất lượng con giống sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi...

Bằng ứng dụng công nghệ môi trường cho quản lý, sử dụng hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 cảnh báo môi trường vùng nuôi nhuyễn thể có có xu hướng xấu đi. Trong những năm gầy đây, thời điểm tháng 7 - 8 và từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm thường xuyên xuất hiện hiện tượng ngao chết hàng loạt do nguyên nhân chủ yếu là mật độ nuôi cao, kết hợp với biến động bất thường của độ mặn, thời gian phơi bãi và ngao nhiễm tác nhân gây bệnh. 

"Các cơ sở nuôi cần tuân thủ các khuyến cáo về mùa vụ, mật độ nuôi các biện pháp quản lý môi trường nuôi để hạn chế thiệt hại khi xuất hiện thời tiết cực đoan và tác nhân gây bệnh", bà Lụa nói.

Đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng nghề nuôi nhuyễn thể, đặc biệt nuôi ngao, hàu, sò điệp... hiện đối mặt với nhiều khó khăn như nguồn lợi suy giảm, chất lượng con giống không ổn định dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao; nhiều nơi, nhiều vùng sản xuất sản phẩm không đảm bảo kích cỡ, tỉ lệ thịt/vỏ thấp do con giống có dấu hiệu thoái hóa nguồn gen, mật độ thả nuôi quá nhiều dẫn đến việc tiêu thụ gặp rất khó khăn.

Bên cạnh đó, tác động của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, đòi hỏi về chất lượng an toàn thực phẩm. Đặc biệt hiện tượng ngao, hàu, tu hài chết hàng loạt trong những năm gần đây gây nhiều thiệt hại cho người nuôi.

Năm 2022, ngành hàng nhuyễn thể được dự báo tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như nguồn lợi suy giảm, chất lượng con giống không ổn định, đòi hỏi về chất lượng an toàn thực phẩm ngày càng cao của thị trường. Ngoài ra, nhiều nơi, nhiều vùng sản xuất sản phẩm không đảm bảo kích cỡ, tỉ lệ thịt/vỏ thấp do con giống có dấu hiệu thoái hóa nguồn gen.

Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định, cho biết, tỉnh đã triển khai Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ từ năm 2009. Hiện 2 vùng nuôi của Nam Định được phép thu hoạch và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.


Thời gian tới, Nam Định tiếp tục đẩy mạnh việc củng cố phát triển chuỗi liên kết nuôi và tiêu thụ ngao an toàn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; mở rộng vùng nuôi ngao bền vững được chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC; ứng dụng công nghệ khoa học mới để phát triển chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ ngao trên địa bàn.

Phát triển bền vững
Nhận diện rõ những khó khăn, vướng mắc, nhưng Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho rằng, nhóm các sản phẩm nuôi trong ngành hàng nhuyễn thể nước ta có nhiều cơ hội phát triển tốt như tổng diện tích mặt nước lên tới 1 triệu ha, đường bờ biển dài 3.260km, các cấp, các ngành và địa phương đang chuyển dịch mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Để khai thác tốt nhất cơ hội, nhất là việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do, đồng thời phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, tiêu thụ nội địa năm 2022 cao hơn năm 2021, Thứ trưởng giao Tổng cục Thủy sản tổ chức triển khai có hiệu quả các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế; tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý điều kiện nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản vùng nuôi nhuyễn thể.

t1.png

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn Phát triển ngành nhuyễn thể bền vững tổ chức ở Nam Định ngày 6/4. Ảnh: Bảo Thắng.

Các quy trình kỹ thuật nuôi nhuyễn thể nhằm nâng cao chất lượng nhuyễn thể thương phẩm cũng được lãnh đạo Bộ NN-PTNT giao cho Tổng cục Thủy sản. Ngoài ra, đơn vị còn nhiệm vụ tổng hợp, nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác hiệu quả trong ngành hàng nhuyễn thể; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất giống các đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao.

Với Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản, Thứ trưởng yêu cầu chủ động, thường xuyên đánh giá diễn biến thị trường, đề xuất giải pháp, kịp thời thông tin để người dân biết, có kế hoạch sản xuất phù hợp. Chủ động xác định các sản phẩm nhuyễn thể chế biến có giá trị, phù hợp với thị hiếu vào các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là một ưu tiên mà Cục cần làm. 

Với Cục Thú y, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, hai đơn vị cần tăng cường kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm. Đây là cơ sở để xây dựng, phát triển cơ sở, vùng sản xuất giống, nuôi nhuyễn thể an toàn dịch bệnh, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

"Chúng ta cần phải cảm nhận một cách rõ rệt từng yếu tố tác động đến vùng nuôi nhuyễn thể. Không thể vì một vấn đề nhỏ như nước triều xuống lại khiến ngao bị quá nhiệt, gây thiệt hại cho người dân. Từng khâu trong quá trình chọn tạo, nuôi, kiểm soát an toàn phải sâu sát", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh. 

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, ngành thủy sản đặt mục tiêu giảm lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng. Trên quan điểm phát triển ngành hàng nhuyễn thể một cách bền vững, Thứ trưởng tin đây sẽ là yếu tố góp phần giảm cường lực khai thác hải sản thời gian tới.

Về phía địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, lãnh đạo ngành nông nghiệp đề nghị tiếp tục đánh giá và bổ sung các vùng nuôi dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn MSC. Bên cạnh đó, các cơ sở cần hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời áp dụng các hình thức nuôi có chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, ASC…) để nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và Thủy sản thông tin, nhu cầu thị trường quốc tế về các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm này tại nước này chưa nhiều; sản phẩm thiếu đa dạng, và ít giá trị gia tăng; khâu quảng bá, phát triển thương hiệu, thị trường còn hạn chế.

Đặc biệt, các lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ xuất khẩu vẫn bị nước ngoài cảnh báo, trong đó: Thị trường EU cảnh báo 3 lô nghêu hấp nhiễm Salmonella (năm 2021); thị trường Đài Loan cảnh báo hàu tươi ướp đá từ Vân Đồn - Quảng Ninh phát hiện Norovirus (năm 2020: 10 lô, năm 2021: 2 lô).

"Cần tổ chức và khuyến khích phát triển các mô hình liên doanh, liên kết các tổ hợp tác, HTX, các cộng đồng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong quản lý, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ hàng hóa tập trung", ông Tiệp bày tỏ.

 

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.