Sản xuất theo hướng ''thuận thiên'': Lợi ích kép

Thời gian qua, các địa phương của Hà Nội tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đã đạt một số kết quả tích cực. Đặc biệt, các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng "thuận thiên" - thuận theo điều kiện tự nhiên - đã mang lại lợi ích kép

Vừa gia tăng giá trị canh tác, vừa góp phần giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu...

nn-phuong-tien.jpg

Sản xuất theo hướng "thuận thiên" tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ).

Đa dạng các mô hình sản xuất "thuận thiên"

Đến thăm thửa ruộng mênh mông rộng 10 mẫu của ông Phan Công Hải ở xã Nam Triều (huyện Phú Xuyên) với mô hình "lúa + cá" mới thấy hiệu quả rõ rệt của mô hình này. Đầu vụ sản xuất, ông Hải rút nước trên ruộng phơi 15 ngày cho đất khô nứt nẻ để diệt ốc bươu vàng, sinh vật hại, sau đó mới bắt đầu làm đất, tổ chức sản xuất. Khi lúa tốt, ông Hải tháo nước vào, thả cá, hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi thu hoạch lúa thì cắt bằng tay để tạo lúa chét làm thức ăn nuôi cá và 1.000 con vịt thả vào ruộng, làm sạch ruộng đồng. Nhờ vòng tròn sinh thái khép kín như thế, ông Hải giảm tối đa chi phí, mỗi năm thu trên 10 tấn cá, 12 tấn lúa, mấy ngàn vịt thịt, lãi vài trăm triệu đồng...

Tương tự, tại Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ), phương pháp sản xuất "thuận thiên" tạo vòng tròn khép kín bước đầu khẳng định thương hiệu nông sản chất lượng cao. Chị Nguyễn Thị Mùi - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã đồng thời là Phó Giám đốc hợp tác xã, sáng lập viên, cho biết, Nam Phương Tiến là xã có núi đồi, nguồn nước sạch, đất sạch, không khí sạch, rất thuận tiện để sản xuất hữu cơ. Trên diện tích 60ha, hợp tác xã đã tổ chức sản xuất đa dạng chủng loại sản phẩm như rau, quả, lúa, cá... Các phế phẩm từ rau, củ, quả trong quá trình thu hoạch được tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi và cá. Ngược lại, phế phụ phẩm từ chăn nuôi sau khi được xử lý vi sinh lại trở thành phân bón tốt cho cây trồng. Nhờ đó, nông dân không chỉ có thu nhập tốt từ sản xuất hữu cơ, mà còn sống khỏe mạnh.

Một mô hình khác cũng sản xuất thuận theo tự nhiên cho hiệu quả kinh tế cao của hộ ông Nguyễn Đình Viện ở xã Thư Phú (huyện Thường Tín) được đánh giá cao. Ông Viện chia sẻ, nếu muốn làm giàu bền vững thì phải biết nâng niu và bảo vệ môi trường. Tại trang trại 11ha của ông Viện, toàn bộ phân từ chăn nuôi được thu gom, ủ hoai mục, sau đó bón cho cây ăn quả ngay trong trang trại, không sử dụng bất kỳ một loại phân bón hóa học nào. Nhờ mô hình tương hỗ khép kín, trang trại tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng cây trồng mà không xả thải ra môi trường.

nn-thuong-tin.jpg

Mô hình sản xuất "thuận thiên" cho hiệu quả tại xã Thư Phú (huyện Thường Tín).
Khuyến khích nhân rộng

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nguyễn Mạnh Phương, Hà Nội xác định, để nông nghiệp phát triển bền vững, một trong những nền tảng là tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Theo cách đó, trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, cần theo trình tự tìm giải pháp khoa học kỹ thuật sản xuất và hệ thống canh tác thích nghi điều kiện đất đai, khí hậu, không chấp nhận hy sinh một số yếu tố môi trường sinh thái... để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ chia sẻ, thời gian qua, nhiều giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đã được nông dân trên địa bàn các xã triển khai quyết liệt. Qua đánh giá bước đầu, các giải pháp này hoàn toàn phù hợp điều kiện tự nhiên và các biến động thời tiết, cải thiện sinh kế, thu nhập và giảm thiểu rủi ro. Một số mô hình canh tác tận dụng và xử lý 100% chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt để tái sử dụng hiệu quả đã góp phần to lớn vào bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Các mô hình chuyển đổi canh tác "thuận thiên" theo hướng bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái và ứng phó hiệu quả trước biến động khí hậu là xu thế tất yếu, đã và đang được các địa phương và ngành Nông nghiệp khuyến khích nhân rộng. Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với cơ quan, các hội đoàn thể nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất này, kết hợp ứng dụng kỹ thuật để tăng tính bền vững, đạt hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Nong-nghiep/1005228/san-xuat-theo-huong-thuan-thien-loi-ich-kep

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.