Siết chặt kiểm tra xuất xứ điều thô nhập khẩu từ Campuchia

Trước tình trạng lượng điều thô nhập khẩu tăng bất thường, đặc biệt từ thị trường được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% là Campuchia, đang làm dấy lên nghi vấn trốn thuế của không ít doanh nghiệp

Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 4108/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh: Gia Lai-Kon Tum, Đắc Lắc, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang đề nghị tăng cường kiểm tra xuất xứ điều thô nhập khẩu từ Campuchia.
Công văn nêu rõ, qua rà soát tình hình nhập khẩu, số liệu kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điều thô trong thời gian qua cho thấy có hiện tượng kim ngạch nhập khẩu điều thô tăng đột biến từ thị trường Campuchia và giảm mạnh khi nhập khẩu từ các nước thuộc châu Phi về Việt Nam.

0454_dieu.jpg

Siết chặt kiểm tra xuất xứ điều thô nhập khẩu từ Campuchia

Để tăng cường công tác kiểm tra, xác định xuất xứ mặt hàng điều thô nhập khẩu, ngăn chặn hành vi gian lận để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thực hiện các gian lận khác, Tổng cục Hải quan giao Cục Hải quan các tỉnh tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên khoảng 10% trên tổng số lô hàng nhập khẩu của tháng liền kề trước đó để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp xác định mặt hàng điều thô nhập khẩu đúng khai hải quan, đúng xuất xứ của Campuchia, có các đặc điểm của hạt điều thô xuất xứ Campuchia thì thực hiện thông quan, giải phóng hàng hóa theo quy định. Trường hợp qua kiểm tra thực tế hàng hóa, đối chiếu với các đặc điểm phân biệt mặt hàng điều thô, nếu phát hiện mặt hàng điều thô nhập khẩu khai có xuất xứ Campuchia, có C/O mẫu D hoặc mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia phát hành nhưng có những đặc điểm của hạt điều thô Châu phi thì gửi hồ sơ về Tổng cục Hải quan để tiến hành xác minh theo quy định.

Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn Cục Hải quan về một số đặc điểm phân biệt hạt điều thô có xuất xứ Campuchia với hạt điều có xuất xứ từ châu Phi.

Cụ thể, hạt điều Campuchia có mầu thâm, nâu đậm, điều thô đầu vụ thì màu nâu trắng, kích thước to đồng đều, hình dáng tròn hơn hạt điều châu Phi. Hạt điều Châu Phi có màu xanh trắng hoặc trắng, có kích cỡ không đồng đều, hình dáng dẹt, hạt to và nhỏ lẫn lộn.

Hạt điều Campuchia loại hạt nhỏ khoảng 170 hạt/1kg; loại hạt lớn khoảng 110 hạt/1kg; loại hạt trung bình khoảng 140 hạt/1kg, nếu cho vào nước thì tỷ lệ nổi cao, khoảng 60-80%.

Hạt điều châu Phi trọng lượng hạt to, hạt nhỏ dao động từ khoảng 140-170 hạt/1kg, nếu cho vào nước hầu như không nổi hoặc nổi tỷ lệ nhỏ, khoảng từ 10-20%. Hạt điều thô của Campuchia thường nhập khẩu ở dạng rời.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/7, cả nước nhập khẩu hơn 1,87 triệu tấn hạt điều nguyên liệu với kim ngạch hơn 2,82 tỷ USD, tăng tới hơn 174% về lượng và tăng gần 222% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2021, lượng nhập khẩu nhiều nhất đến từ Campuchia với với 1 triệu tấn, kim ngạch gần 1,7 tỷ USD, tăng đến 422% về lượng và tăng tới hơn 587% về kim ngạch so với cùng kỳ 2020, chiếm đến gần 60% về lượng và 65% về kim ngạch nhập khẩu điều cả nước trong cùng thời điểm.

Năm 2020, cả nước chỉ nhập khẩu 1.450.463 tấn hạt điều với kim ngạch hơn 1,8 tỷ USD giảm 11% về lượng và giảm 17,1% về kim ngạch so với năm 2019. Riêng thị trường Campuchia chỉ 216.330 tấn, kim ngạch gần 276 triệu USD.

Trước thông tin nhập khẩu điều từ Campuchia tăng bất thường, trước đó, Hiệp hội điều Việt Nam cho biết họ cũng bất ngờ về điều này. Bởi theo ghi nhận từ các doanh nghiệp hội viên, vẫn chủ yếu nhập khẩu điều từ thị trường truyền thống ở châu Phi và sơ bộ chưa ghi nhận có đơn vị nào là thành viên của VINACAS có lượng nhập khẩu tăng bất thường.

Theo các chuyên gia, hiện hạt điều nhập khẩu theo loại hình kinh doanh từ ASEAN có thuế nhập khẩu 0%, trong khi nhập từ thị trường ngoài ASEAN có thuế 5%. Như vậy, có thể đặt nghi vấn các doanh nghiệp “mượn” đường Campuchia để trốn thuế nhập khẩu của mặt hàng này.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% nhưng toàn bộ thành phẩm phải được xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp có tình trạng thuê dây chuyền máy móc thiết bị để hợp lý hóa điều kiện để xem xét tiêu chuẩn được miễn thuế đối hàng nhập khẩu, sau đó nhập khẩu hạt điều về để tiêu thụ nội địa.

Hành vi vi phạm nêu trên không chỉ là nguy cơ gian lận, trốn thuế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính và đời sống của người dân trồng điều trong nước.

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.