Thái Nguyên: Nuôi ốc nhồi đặc sản, nông dân dân tộc Tày ở nơi này cùng nhau làm giàu

Đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên khi tuổi đời còn trẻ, nhưng anh Lý Văn Thư (dân tộc Tày, sinh năm 1981) rất năng nổ, nhiệt tình với công tác hội và phong trào nông dân.

Từ những mô hình hay như nuôi ốc nhồi đặc sản, nuôi cá… anh Thư đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây làm kinh tế giỏi.

Khởi xướng mô hình ốc nhồi đặc sản
Trước khi ngồi "ghế nóng" Chủ tịch Hội ND, anh Thư là một trong những hộ tiên phong làm kinh tế trang trại ở địa phương. Với trang trại nuôi hàng trăm con lợn nái, 1 mẫu cá, ngay từ những năm 2015-2016, anh Thư đã là một trong những triệu phú trẻ tuổi ở xã. Năm 2017, anh Thư được bà con nông dân trong xã tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND xã Định Biên.

Trao đổi với PV Báo NTNN về tình hình địa phương, anh Thư cho biết: Định Biên là xã miền núi của huyện Định Hóa. Xã có hơn 600 hộ dân sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 95% dân số. Trên địa bàn xã Định Biên có 6 dân tộc anh em chung sống, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ.

anh-2-trang-9-1630061257196343896753-1.jpg

Mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản của anh Lý Văn Thư - Chủ tịch Hội ND xã Định Biên, huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Thu Hà

Hiện, Hội ND xã Định Biên có 479 hội viên nông dân. Qua bình xét, có 175 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Bản thân Chủ tịch Hội ND xã Lý Văn Thư cũng là hộ nông dân giỏi cấp huyện nhiều năm liền.
Những năm qua, anh Thư và Ban Chấp hành Hội ND xã Định Biên đã trực tiếp hướng dẫn thành lập nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi ốc nhồi đặc sản.

Bản thân Chủ tịch Hội ND Lý Văn Thư là người đầu tiên ở xã đưa ốc nhồi về nuôi. Nhờ nuôi ốc nhồi thương phẩm và ốc nhồi sinh sản mà anh Thư có lãi từ 150-200 triệu đồng/năm.

Anh Thư kể: Là Chủ tịch Hội ND xã, anh có điều kiện tham gia nhiều lớp tập huấn KHKT, trong đó có mô hình nuôi ốc nhồi. Bản thân anh cũng đi tham quan các mô hình nuôi ốc nhồi ở các tỉnh lân cận. Thấy việc nuôi ốc nhồi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, năm 2019 anh đã mạnh dạn cải tạo 1 sào ruộng lúa để nuôi ốc nhồi. Anh Thư vừa nuôi, vừa học hỏi kỹ thuật qua Internet, sách, báo nên đàn ốc nhồi phát triển nhanh. Trừ chi phí trung bình 1 sào ao nuôi ốc cho lãi từ 70 đến 80 triệu đồng, thu nhập cao gấp chục lần so với cấy lúa.

Liên kết các hộ cùng nuôi ốc nhồi
 
Từ thành công ban đầu, anh Thư đã chia sẻ kinh nghiệp nuôi ốc nhồi với các hộ nông dân trong xã với mong muốn nhân rộng mô hình để cùng nhau làm giàu. Hiện gia đình anh Thư nuôi trên 1 vạn ốc bố mẹ và thương phẩm trên diện tích 3 sào ruộng lúa.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, anh Thư cho biết: Diện tích ruộng nuôi không cần quá rộng, cần giữ được mực nước từ 40-50cm không bị ngập, úng là có thể nuôi được. Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi tốt.

Thức ăn cho ốc chủ yếu là chất xanh, phụ phẩm nông nghiệp như hoa quả hư hỏng, bèo tấm, cây ráy, các loại rau, cỏ… thả nổi trên mặt nước, dễ tìm nên chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện giá ốc nhồi thương phẩm là 70.000 - 80.000 đồng/kg. Giá ốc giống từ 300 - 500 đồng/con. Giá trứng ốc nhồi giống dao động từ 500.000 - 800.000 đồng/kg.

Mặc dù ốc nhồi dễ nuôi, song để ốc nhồi đạt năng suất cao, miệng đầy, mình béo, người nuôi cần chú ý đến chế độ ăn đầy đủ, bảo đảm dinh dưỡng. Sau mỗi vụ nuôi ốc nhồi cần cải tạo ao đầm, nguồn nước, môi trường phải luôn bảo đảm sạch sẽ.

"Khó khăn lớn nhất khi nuôi ốc nhồi là: Ốc chỉ sinh trưởng và phát triển khi thời tiết ấm áp, nên vào mùa đông giá lạnh ốc nhồi gần như không phát triển hoặc chết. Vì vậy, để chăm sóc và bảo vệ ốc nhồi trong mùa đông, người nuôi ốc nhồi, nhất là ốc giống cần chú ý thực hiện các biện pháp giữ ấm cho ốc bằng cách luôn duy trì mực nước sâu, phủ kín bèo tây trên ao nuôi. Nếu thời tiết rét đậm, rét hại có thể căng nylon, bạt hoặc thắp điện để sưởi ấm" - anh Thư chia sẻ.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Thư còn cung cấp giống và hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho 25 hộ nông dân khác trên địa bàn xã. Hiện đã có một số hộ nông dân có diện tích đất ao canh tác kém hiệu quả đã liên kết với nhau nuôi ốc trên diện tích khoảng 10.000m2.

Điển hình như anh Ma Đình Khoá ở xóm Làng Quặng, xã Định Biên. Anh Khóa cho biết: Được anh Thư "cầm tay, chỉ việc", năm 2020 anh đầu tư nuôi với diện tích ban đầu 2 sào. Với mức đầu tư từ 20-30 triệu đồng mua con giống, gia đình anh Khoá thu được 50 triệu đồng từ việc bán trứng và ốc giống. Đến năm 2021, anh có trên 100kg ốc bố mẹ, mỗi ngày cho thu hoạch từ 3-5kg trứng. Dự kiến năm 2021 thu nhập từ nuôi ốc của gia đình đạt trên 100 triệu đồng.

Để nâng cao hiệu quả nuôi ốc nhồi, mới đây, anh Thư đã thành lập Tổ hợp tác nuôi ốc nhồi đặc sản xã Định Biên với hơn 20 nông dân tham gia. Ngay sau khi ra mắt tổ hợp tác, Hội ND xã đã phối hợp với Hội ND tỉnh Thái Nguyên đầu tư cho vay 400 triệu đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân cho 10 hộ nuôi ốc nhồi vay vốn. Bình quân, mỗi hộ nuôi ốc nhồi được vay 40 triệu đồng. Được vay vốn ưu đãi để phát triển nuôi ốc nhồi, các hộ nông dân rất phấn khởi. 

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.