Tháo gỡ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản về việc thay đổi phương thức thực hiện một số thủ tục hành chính trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Xuân Anh/TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Ninh; Tổng cục Thủy sản; các Cục: Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và Kinh tế hợp tác; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thay đổi phương thức thực hiện một số thủ tục hành chính trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Tình hình dịch COVID-19 đã, đang và tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong phạm vi cả nước, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động chung của toàn xã hội cũng như hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính có yêu cầu phải thực hiện trực tiếp tại hiện trường.
Chế biến thủy sản của Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (Khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Xuân Anh/TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Ninh; Tổng cục Thủy sản; các Cục: Chăn nuôi, Trồng trọt, Thú y, Bảo vệ thực vật, Quản lý chất lượng và Kinh tế hợp tác; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc thay đổi phương thức thực hiện một số thủ tục hành chính trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19.
Tình hình dịch COVID-19 đã, đang và tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường trong phạm vi cả nước, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động chung của toàn xã hội cũng như hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính có yêu cầu phải thực hiện trực tiếp tại hiện trường.
Video Player is loading.
PauseUnmuteRemaining Time 7:57
Loaded: 6.53%
X
Để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và tiếp tục thúc đẩy hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản trong tình hình phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạm thời áp dụng thẩm định, đánh giá trực tuyến thay thế cho việc thẩm định, đánh giá trực tiếp tại hiện trường một số thủ tục.
Về thủ tục xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; xác nhận nguyên liệu; chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác. Đồng thời, đánh giá chỉ định, giám sát cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các đơn vị trực thuộc tạm thời thực hiện tiếp nhận hồ sơ điện tử, thực hiện đánh giá trực tuyến thay cho hình thức trực tiếp.
Đối tượng và thời gian áp dụng là các phòng kiểm nghiệm, doanh nghiệp chế biến thủy sản tại các tỉnh, thành phố đang trong thời gian có thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, có đủ nguồn lực kỹ thuật như: máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm… phục vụ cho hoạt động đánh giá và chấp thuận thực hiện đánh giá trực tuyến. Các doanh nghiệp, phòng kiểm nghiệm có trách nhiệm nộp phí theo quy định hiện hành và hoàn trả các hồ sơ, tài liệu bản gốc cho cơ quan quản lý để lưu trữ theo quy định.
Đối với thủ tục thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 4573/BNN-VP báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất một trong các giải pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, cho phép gia hạn các giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y… thêm 3 tháng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đã hết hạn hoặc sắp hết hạn.
Hiện nay, do áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, cơ quan chức năng chưa thể tổ chức thẩm định, cấp, gia hạn giấy chứng nhận theo quy định nên sẽ có nhiều cơ sở ngưng hoạt động trong thời gian tới. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản cho các doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, các tổng cục, cục trực thuộc Bộ tiếp nhận hồ sơ; thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bằng hình thức trực tuyến thay thế cho việc thực hiện trực tiếp.
Cụ thể, thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục, phương pháp thẩm định, chứng nhận và lưu trữ hồ sơ đầy đủ. Đối tượng và thời gian áp dụng là các cơ sở, doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đồng thời có đủ nguồn lực kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thẩm định và chấp thuận thực hiện đánh giá trực tuyến.
Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có trách nhiệm nộp phí theo quy định hiện hành và hoàn trả các hồ sơ, tài liệu bản gốc cho cơ quan quản lý để lưu trữ theo quy định. Trong quá trình triển khai, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kịp thời báo cáo về Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để được hướng dẫn giải quyết.
Nguồn: Theo TTXVN
Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi
Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.
Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường
Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.
Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật
Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN
Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.
Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu
Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực
Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi
Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản
Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.
Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An
Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng
Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.
Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.
Bình luận