Thầy giáo bỏ nghề về liên kết với hàng loạt nông dân nuôi con đặc sản gì mà doanh thu 80 tỷ/năm?

Với cách liên kết cùng người dân trên toàn tỉnh Lâm Đồng cũng như 20 tỉnh lân cận nuôi hươu lấy nhung, trang trại của anh Lê Xuân Sinh (40 tuổi, phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng các chi nhánh đã có doanh thu khoảng 80 tỷ đồng/năm.

Bỏ dạy học về nuôi hươu bán nhung
Năm 2003, anh Sinh thi đậu trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, học ngành Âm nhạc do Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh đào tạo. Thời điểm đó, đậu đại học lại khiến anh lo lắng vì tiền học phí, ăn uống là vấn đề khá khó khăn. 

"Nhưng tôi quyết tâm theo học với mong muốn có nghề nghiệp ổn định, không phụ công bố mẹ. 3 năm học thấm thoát qua nhanh, tôi ra trường và xin được làm giáo viên dạy âm nhạc năm 2006", đó là chia sẻ đầu tiên mà anh Sinh cho phóng viên biết khi dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi hươu của mình....", anh Sinh tâm sự.

anh-2-16459506150642125843833.jpg

Anh Lê Xuân Sinh (phường 6, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) dẫn phóng viên tham quan trang trại nuôi hươu của gia đình mình. Ảnh: Văn Long.

Công việc giáo viên dạy âm nhạc của anh Sinh cứ thế trôi đi. Cho đến năm 2008, trong một lần tham quan mô hình nuôi hươu của một người bạn học ở huyện Lâm Hà, anh Sinh rất ấn tượng và thích loại động vật này.

Theo anh Sinh, hươu là loài bán hoang dã, chúng rất khỏe mạnh. Hơn nữa chúng ăn tất cả các loại lá, rau, củ, quả trong vườn của người dân nên có thể tận dụng được triệt để.

Chính vì vậy, anh Sinh sau khi về đã tìm hiểu khá kỹ về con hươu từ kỹ thuật nuôi đến cách làm chuồng trại. Sau đó 1 năm, thầy giáo dạy âm nhạc này đã quyết định xây dựng chuồng trại và nuôi thí điểm 30 con hươu đầu tiên. Trong năm đầu tiên, thầy giáo này đã thu về hơn 300 triệu đồng từ đàn hươu của mình.

anh-5-1645950615334323660793.jpg

Với 30 con hươu đầu tiên của mình, đến nay anh Sinh đã có trong tay hàng trăm con hươu đang cho khai thác nhung, chuỗi liên kết toàn tỉnh Lâm Đồng và 20 tỉnh lân cận. Ảnh: Văn Long.

"Là loài động vật bán hoang dã nên hầu hết hươu không bị bệnh. Chúng ăn tất cả các loại lá trong vườn, nhưng tôi chủ yếu trồng cỏ mỹ để chúng ăn cùng lá chuối, lá mít...Vào mùa sinh sản của hươu cái và mùa cắt nhung của hươu đực thì tôi bổ sung thêm cho chúng ăn các loại thức ăn chứa tinh bột như ngô, đậu tương, gạo nếp, đậu xanh để tăng sức đề kháng cũng như chất lượng nhung.

anh-3-16459506150691139613952.jpg

Hươu ăn tất cả các loại lá trong vườn như lá mít, lá chuối, lá đinh lăng, lá cà phê...Ảnh: Văn Long.

Tiếp đà chiến thắng, năm 2010, cùng số vốn tích cóp và lợi nhuận từ 30 con hươu đầu tiên, anh Sinh  tiếp tục đầu tư thêm 200 con hươu nữa để nuôi. 

"Từ đó, đến nay, tôi đã tạo được một chuỗi liên kết người dân nuôi hươu lấy nhung. Hiện, 12 huyện, thành phố của Lâm Đồng tôi đều có trang trại liên kết. 20 tỉnh thành phía Nam cũng được liên kết để hình thành các chi nhánh nuôi hươu", anh Sinh chia sẻ.

anh-1-16459506149551809814567.jpg

Từ khi hươu mọc nhung đến khi cắt nhung là khoảng 45 ngày. Ảnh: Văn Long.

Doanh thu 80 tỷ/năm từ bán nhung hươu
Dẫn phóng viên đi tham quan trang trại nuôi hươu của mình, anh Bùi Thanh Liêm (37 tuổi, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ: "Trước đây, tôi là kỹ sư xây dựng, nhưng vì biết đến mô hình nuôi hươu của anh Sinh nên tôi cũng đã nghỉ việc để về đầu tư nuôi hươu. Khi liên kết với anh Sinh, tôi được hướng dẫn toàn bộ kỹ thuật nuôi hươu. Hiện với 60 con hươu trong trang trại (hơn 1 nửa đang cho khai thác nhung) thì mỗi năm tôi có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng".

anh-4-16459506153241824537162.jpg

Khi liên kết với anh Sinh nuôi hươu, anh Liêm đã có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Văn Long.

Anh Liêm cũng cho biết, hiện nay, ở Lâm Đồng cũng như các tỉnh Tây Nguyên thì có rất nhiều mô hình chăn nuôi cũng như trồng cây công nghiệp. Thế nhưng, mô hình nuôi hươu khá an toàn và ít rủi ro. Hiện tại, anh Liêm cũng đang xây thêm chuồng trại, hướng tới thuần hươu con để làm thú cưng cho khách hàng.

anh-7-16459510976151193077622.jpg

Hươu là động vật bán hoang dã nên sức khỏe khá tốt, thường không bị bệnh. Ảnh: Văn Long.

Trao đổi với phóng viên, anh Sinh cho biết, hiện tại, một cặp hươu giống con có giá thành khoảng hơn 20 triệu đồng, 1 cặp hươu trưởng thành sẽ có giá khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, anh luôn tư vấn người dân nên chọn hươu trưởng thành để dễ chăm sóc, không bị bệnh, nhanh chóng có thu hoạch.

Ngoài cung cấp nhung hươu tươi cho thị trường trong nước, anh Sinh hiện đang xuất khẩu nhung hươu sang Nhật Bản qua một công ty trung gian. Bên cạnh đó, ông chủ 8X này còn chế biến các sản phẩm như nhung hươu ngâm rượu, nhung hươu sấy và nhung hươu cắt lát.

"Hiện, với tất cả các chi nhánh tại Lâm Đồng và 20 tỉnh lân cận thì chúng tôi có doanh thu khoảng 80 tỷ đồng/năm. Tất cả các đơn hàng nhung hươu tươi đều được đặt trước, nhưng vẫn chưa đủ cung cấp cho thị trường. Chính vì vậy, tôi vẫn tiếp tục liên kết với người dân để có sản phẩm ổn định, mở rộng thêm thị trường", anh Sinh cho biết thêm.

anh-6-1645950615395792853152.jpg

Nhung hươu là sản phẩm tự nhiên có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người già và trẻ em. Ảnh: Văn Long.

Theo anh Sinh, nhung hươu tươi có rất nhiều tác dụng đối với người sử dụng như tăng cường sinh lý nam nữ, bổ thận, bổ máu, làm chậm quá trình lão hóa các tế bào, chữa bệnh khó ngủ ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, nhung hươu còn giúp trẻ em tăng cân tự nhiên, phát triển cơ thể và trí tuệ, lọc máu, tăng cường hệ miễn dịch.


 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Dân ưa chuộng nuôi cá mú trân châu vì dễ nuôi, dễ bán

Với những ưu điểm như dễ nuôi, ít dịch bệnh, tiêu thụ thuận lợi, rất nhiều vùng ao đìa ven biển và cả nuôi lồng bè đã thả nuôi cá mú trân châu.

Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đặt mục tiêu lớn trước năm 2030

Tập đoàn Tân Long đặt mục tiêu sản xuất hơn 1.000.000 tấn gạo trước năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, Tập đoàn đang hoàn thiện chuỗi lúa gạo khép kín.

Khát khao cháy bỏng khẳng định thương hiệu nông sản Việt

Có những doanh nhân sẵn sàng từ bỏ, đánh đổi tiền tài và địa vị, chỉ với một khát khao cháy bỏng phải xây dựng bằng được vị thế, tên tuổi cho nông sản Việt.

Đưa hoa ly lên xứ Mường, doanh nghiệp gặt hái thành công

Hoa ly là giống cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên đất trồng phải chọn vùng cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới tiêu hợp lý.

Hai 'ông lớn' ngành thủy sản thắng đậm

Vĩnh Hoàn và Sao Ta có kết quả kinh doanh tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ nhu cầu phục hồi và hưởng lợi từ căng thẳng Nga - Ukraine.

Muốn thành công phải khác biệt & bài học Vinamit

'Nếu không xuất phát từ niềm đam mê thì cũng phải hướng đến giá trị cốt lõi là đóng góp cho cộng đồng trước rồi mới tìm kiếm lợi nhuận'.

Chu kỳ mới xán lạn của cao su Tây Nguyên

Khắc phục những nhược điểm trong phát triển cây cao su ở giai đoạn trước, các công ty cao su tại Tây Nguyên đang đứng trước chu kỳ mới đầy xán lạn.

KD Green Farm mở rộng diện tích trồng chuối

Với kế hoạch mở rộng quy mô thêm 200 ha đầu năm nay, KD Green Farm nâng tổng diện tích vùng trồng lên 300 ha.

Cụm trang trại bò sữa đạt kỷ lục thế giới của TH: Dấu ấn nông nghiệp sạch Việt Nam

Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trạng trại bò sữa của TH đi vào hoạt động, mang tới dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế, là một dấu ấn mang lại những thay đổi căn bản trong ngành sữa, ngành chăn nuôi Việt Nam.

Bầu Đức bán thịt heo ăn chuối chỉ trong một ngày

Chất lượng heo ăn chuối của Hoàng Anh Gia Lai đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.