Thổi hồn vào nghệ thuật sơn mài

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), dành tình cảm sâu đậm với sơn mài, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã có những sáng tạo trong việc ứng dụng văn hóa dân gian Việt Nam vào trong những tác phẩm nghệ thuật.

Dùng nghệ thuật thủ công để quảng bá quê hương
Trong cái nắng oi ả của những ngày Hè, chúng tôi tìm đến nhà của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, cách làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây) khoảng 2km. Bước vào bên trong ngôi nhà, ai ai cũng đều cảm nhận được sức sống của nghệ thuật sơn mài hiện lên trước mắt. Đầu tiên là hình ảnh những chú kiến sơn mài "khổng lồ" bò lồm cồm trên cây ngòi. Những chú kiến này đã từng được Nguyễn Tấn Phát đăng Facebook khiến người xem giật mình khi thấy chúng bám trên những bức tường rêu phong của làng cổ Đường Lâm. Vào hẳn trong, quanh 4 bức tường, bộ trâu sơn mài cả nghìn con đủ kích thước, hình dáng khiến những vị khách lạ choáng ngợp.

sonmai1.jpg

 Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát và sản phẩm trâu làm từ chất liệu sơn mài. Ảnh: Duy Khánh

Theo nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, ý tưởng thực hiện dự án 1010 tượng trâu sơn mài vốn xuất phát từ tác phẩm “Trâu hoa Lạc Việt” do anh sáng tạo và giành giải Nhất nhóm Sơn mài tại Cuộc thi thiết kế thủ công mỹ nghệ 2020. Liên tục từ tháng 10/2020 đến nay, với kỹ nghệ sơn mài tài tình, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát đã cho ra đời một đàn trâu đông đúc với hình dáng độc đáo, ăm ắp duyên ngầm khác biệt, hiện đang được trưng bày tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). 

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát thường làm con trâu gắn liền với hình ảnh vòm cổng nhà, cổng chùa, đình làng vừa đưa ra những tạo hình đẹp và mang tính gợi cho người xem nhiều hơn. “Trâu cổng làng” vững chãi thân thuộc với hình ảnh của mái nhà trên lưng, thoáng nhìn đã thấy được cái chân chất của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. “Trâu Lạc Việt” là hình ảnh cánh chim Lạc xen với các họa tiết trên mặt trống đồng. “Trâu hóa Rồng” là sản phẩm gửi gắm khát khao về một cuộc sống thịnh vượng. 

Chia sẻ về chất truyền thống trong sản phẩm của mình, Nguyễn Tấn Phát cho biết: “Ngay từ khi bé, tôi đã đi theo ông nội vào đình chùa để tô vẽ trùng tu các vốn cổ nên văn hóa Việt đã ngấm vào tôi theo từng hơi thở. Tôi càng được phát huy tình yêu đó khi học trường Đại học Mỹ thuật, được hướng dẫn, tư duy phát triển tạo hình đương đại. Phát huy các nét đẹp văn hóa từng vùng miền, tôi luôn dùng nghệ thuật thủ công để quảng bá về miền đất đã nuôi dưỡng mình”. 

Ứng dụng trong sơn mài 

Không chỉ tập trung làm các mặt hàng có tính chất nhanh, nhiều, bình dân để lấy ngắn nuôi dài, Nguyễn Tấn Phát vẫn có những tác phẩm có tính độc đáo, giàu tính nghệ thuật. Anh tâm niệm, nghệ thuật phải để phục vụ cuộc sống, phải để công chúng thưởng thức, thụ hưởng. Từ năm 2010 đến nay, anh liên tục được nhận những giải thưởng uy tín của Hà Nội và nhiều địa phương khác như giải Nhất cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014, 2019. Anh đã đóng góp lớn cho việc truyền nghề, truyền lửa đam mê cho các họa sĩ trẻ trên quê hương cũng như phát triển DN để mang lại việc làm cho lao động địa phương. Năm 2017, ở tuổi 34, anh vinh dự được UBND TP Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”. 

Một trong những yếu tố để nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát có được những thành công trên là bởi, tác phẩm của anh thuận theo dòng chảy nghệ thuật ứng dụng đương đại. “Từ ngày xưa, tác phẩm nghệ thuật bị ấn định là để nhìn chứ không phải ứng dụng. Tuy nhiên, tôi luôn đưa tính ứng dụng vào tác phẩm của mình. Các sản phẩm làm ra phải có tính ứng dụng. Tôi có may mắn là hoạt động trong cả hai vai trò họa sĩ và nghệ nhân nên luôn chủ động đứng vững trước khá nhiều thách thức, quan trọng nhất vẫn là tự mình làm chủ công việc, tự tìm hướng phát triển”. 

20 năm theo đuổi chất liệu sơn mài, Nguyễn Tấn Phát vẫn đam mê như ngày đầu, vẫn khao khát được sáng tạo để làm phong phú cho nền thủ công mỹ nghệ nước nhà. Thời gian tới, nghệ nhân 8X này còn ấp ủ kết hợp sơn mài với nghệ thuật múa rối và tổ chức triển lãm “Mơ trâu” tại mỗi không gian đậm chất Sơn Tây (Hà Nội).

Nguồn: http://kinhtedothi.vn/thoi-hon-vao-nghe-thuat-son-mai-424419.html

Bình luận

Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông

Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi

Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.

Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược

Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.

Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học

Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng

Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con

Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.

Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ

Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư

Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.

Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ

Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.

Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây

Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.

Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao

Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.