Thu nhập cao từ trồng mai và hoa giấy
Những năm gần đây, hoa giấy có nhiều giống mới cho màu sắc đẹp. Trồng hoa giấy có thể ra hoa nhiều đợt trong năm, cho thu nhập cao.
Bỏ ngang công việc với thu nhập khá ổn định tại TP. HCM, anh Nguyễn Nguyên Bình (xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) về quê lập nghiệp. Nhờ sự khéo léo của đôi tay, tư duy nhạy bén với thị trường, anh Bình đã thành công với nghề trồng mai cảnh và hoa giấy, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Đến thăm vườn cây của anh Nguyễn Nguyên Bình (sinh năm 1992), chúng tôi bị cuốn hút bởi một rừng hoa giấy với nhiều màu sắc đẹp mê hồn. Bên cạnh đó là những chậu hoa giấy, hoa mai lâu năm được anh Bình chăm sóc, uốn nắn tỉ mỉ với nhiều thế đặc sắc.
Anh Bình chăm sóc những cây hoa giấy mới vào chậu. Ảnh: Quốc An.
Chia sẻ về cái duyên với hoa mai và cây hoa giấy, anh Bình cho biết năm 2019, anh quyết định về Đắk Lắk để thực hiện khát vọng lập nghiệp ngay trên quê hương mình. Dịp Tết Nguyên đán năm đó, anh nhập cây mai và hoa giấy về bán cho người dân chơi Tết. Thấy mặt hàng của mình bán khá chạy, hơn nữa nhiều người chơi mai có nhu cầu gửi lại cây thuê chăm sóc sau khi chơi Tết nên đầu năm 2020, anh quyết định trồng mai cảnh và hoa giấy.
Anh thuê 3 sào cà phê, tiêu già cỗi của người dân gần với tỉnh lộ 1 để trồng cây và thuận tiện với việc giao thương hàng hóa. Ban đầu, anh mua giống mai và hoa giấy từ các tỉnh miền Tây, đồng thời mua lại những gốc mai vàng và hoa giấy tự nhiên (hay còn còn gọi là phôi) của người dân trong và ngoài địa phương đem về cắt, tỉa, nuôi cành và sửa dáng thành phẩm rồi bán ra thị trường với tổng số hơn 1.500 chậu.
Quá trình trồng cây, anh phải tự học hỏi kỹ thuật chăm sóc mai và hoa giấy như: Cách nuôi phôi, kỹ thuật cắt cành, uốn, giâm cành, sửa cành, tạo dáng… Nhờ đó, vườn mai và hoa giấy của anh phát triển tốt, hoa nở rộ vào đúng mong muốn của anh. Dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, anh bán được 800 chậu hoa giấy với giá 150.000 đồng/chậu, 300 chậu với giá 500.000 đồng/chậu; 100 cây mai với giá bình quân 1.500.000 đồng/chậu. Sau khi trừ chi phí, thu nhập từ bán số cây nói trên, anh lãi hơn 200 triệu đồng. Phần lớn số cây cảnh của anh Bình được mọi người đến mua tại vườn, ngoài ra, có những thương lái từ các tỉnh khác đến mua.
Nhiều chậu mai lâu năm trong vườn của anh Bình có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Quốc An.
Theo anh Bình, thú chơi hoa giấy chỉ mới nở rộ trong những năm gần đây. Bởi những năm gần đây, hoa giấy có nhiều giống mới cho màu sắc đẹp hơn và hoa giấy có thể ra hoa nhiều đợt trong năm. Như hoa giấy của anh có 3 màu gồm đỏ, trắng và giống cho cả 2 màu đỏ và trằng trên cùng một cây.
Nói về kỹ thuật chăm sóc cây mai và hoa giấy, anh Bình chia sẻ: Để có vườn cây cảnh đẹp, khó nhất ở là ở công đoạn tạo dáng cho cây và hoa ra đúng kỳ, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Đất trồng cây cần phải đảm bảo tươi xốp, phân bón chủ yếu sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ. Bên cạnh đó, để theo nghề này thì phải đam mê, chịu khó học hỏi, phải thường xuyên theo dõi, chăm chút kỹ lưỡng từng gốc cây để xử lý phân bón, thuốc trừ sâu kịp thời.
Từ kết quả ban đầu thuận lợi, gần đây, anh Bình tiếp tục mở rộng quy mô vườn cây của mình. Có những thời điểm bận rộn như vào bầu, ươm cành… anh phải thuê thêm 2 nhân công ở địa phương làm cùng. Hiện nay, anh đang chăm sóc 5.000 chậu hoa giấy, 200 chậu mai.
Ngoài ra, anh còn nhận chăm hơn 100 chậu mai do người khác gửi với giá tiền công 1.500.000 đồng/chậu/năm. Trong thời gian tới, anh dự định sẽ đưa nhiều giống mai, hoa giấy mới về trồng, đồng thời gép để tạo nên những chậu hoa giấy ngũ nhằm nâng cao giá trị của của hoa giấy.
Anh Bình cũng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm cho khách hàng cũng như những người khác trên địa bàn khi đam mê nghề, muốn khởi nghiệp bằng nghề trồng cây cảnh.
Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông
Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi
Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.
Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược
Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.
Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học
Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng
Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con
Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.
Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine
Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ
Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư
Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.
Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ
Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.
Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây
Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.
Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao
Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.
Bình luận