Thúc đẩy chuyển đổi số khu vực kinh tế tập thể
Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX giúp nâng cao hiệu quả và minh bạch hóa môi trường sản xuất, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển bền vững.
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 26.000 HTX, tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả chiếm khoảng 54%. Riêng với Hà Nội, tỷ lệ này vào khoảng 65%. Đóng góp vào thành quả trên, có một phần quan trọng của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh, trong đó có khía cạnh chuyển đổi số.
Trồng dưa công nghệ cao tại xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm hùng
Mặc dù vậy, nghiên cứu mới đây của Trung tâm Khoa học công nghệ và môi trường (thuộc Liên minh HTX Việt Nam) cho thấy, quá trình chuyển đổi số diễn ra khá chậm trong khu vực kinh tế tập thể. Khảo sát 422 HTX tại 21 tỉnh, TP thuộc 7 vùng kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ mới đây cho thấy, chỉ có 45% tổng số HTX có ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất - kinh doanh. Thực tế hiện nay, tại Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, các HTX đang cố gắng để từng bước chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất. Đơn cử như: Tưới tự động, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy bay không người lái, thương mại điện tử… Nhưng tất cả mới dừng ở bước đầu, ứng dụng công nghệ giản đơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, nguyên nhân khiến chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, HTX còn hạn chế là bởi nguồn lực tài chính đầu tư vào đổi mới, ứng dụng khoa học, kỹ thuật còn thấp. Nhưng rào cản lớn hơn là trình độ chưa đáp ứng yêu cầu của một bộ phận cán bộ quản lý HTX cũng như năng lực khai thác thông tin, mức độ sẵn sàng ứng dụng và tiếp nhận đổi mới khoa học, kỹ thuật còn hạn chế. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các tổ chức, DN và khu vực kinh tế tập thể, HTX, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trên cơ sở Quyết định trên, thời gian qua, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương huy động các nguồn lực từ Chương trình để triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số. Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động của các HTX cũng đang được triển khai đến Liên minh HTX các tỉnh, TP.
Để đạt được mục tiêu chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, Liên minh HTX Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, TP tập trung huy động nguồn lực để hỗ trợ các HTX. Tổ chức học hỏi mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất - kinh doanh. Đồng thời, khuyến khích huy động nguồn lực xã hội hóa để đổi mới công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong các HTX.
HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm
Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu
Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.
Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...
Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu
Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.
Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.
Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường
Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động
Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.
Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả
Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...
Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao
Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.
Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước
Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.
Bình luận