Tiên phong hướng hữu cơ, đánh bay chất phèn

Bồ Đề Mother Water là sản phẩm công nghệ sinh học giúp giảm chi phí sản xuất, ít tác động đến môi trường, mang lại giá trị bền vững cho vùng lúa - tôm.

watermark_1-tnnn-2119_20211215_428-140852.jpeg

Sản phẩm giúp cải tạo được môi trường, giảm phèn nên lúa cũng phát triển tốt. Ảnh: Trọng Linh.

Thân thiện môi trường
Tập đoàn Bồ Đề là doanh nghiệp tiên phong tham gia xây dựng vùng tôm - lúa hữu cơ tại phía Bắc quốc lộ 1A tại các huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Anh Trần Văn Năm ở xã Lộc Ninh (huyện Hồng Dân) cho biết, làm tôm - lúa nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ đạt năng suất cao như áp dụng quy trình nuôi mới. Nếu như những năm trước đây mỗi vụ chỉ thu về từ 300 - 350 kg/ha tôm càng xanh, nay đã đạt 400 - 450 kg/ha.

Theo anh Võ Văn Trương, Phó Giám đốc Hợp tác xã Vinh Phát (ấp Tà Suôl, xã Lộc Ninh), hiện nay, Hợp tác xã Vinh Phát đang sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu hỗ trợ. Trong quá trình sử dụng đã mang lại hiệu quả cao. Sản phẩm này giúp cải thiện môi trường giúp tôm lột vỏ nhanh và màu nước rất đẹp cả ao vèo lẫn ao nuôi.

Hợp tác xã Vinh Phát hiện có 16 xã viên với 16ha đất sản xuất theo mô hình tôm - lúa đang sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề. Ngoài ra, có hơn 100ha đất của các hộ dân trên địa bàn xã Lộc Ninh cũng dùng sản phẩm này. “Ngoài hợp tác xã, các hộ dân tại địa phương cũng đã sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề hơn 1 năm nay mang lại hiệu quả tốt. Trước đó, khi chưa sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề thì con tôm rất còi cọc không được đẹp mắt”, anh Trương chia sẻ.

watermark_2-tnnn-2119_20211215_152-140853.jpeg

Với Bồ Đề Mother Water, chỉ cần dùng khoảng 150 lít/hecta giúp khử độc tố, giải phóng lượng phèn tốt hơn. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Nguyễn Văn Vĩnh là xã viên Hợp tác xã Vinh Phát. Anh cho biết, gia đình sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề Mother Water hơn 4 năm nhận thấy những ưu điểm sau: Thứ nhất, sản phẩm giúp cho con tôm phát triển đồng đều, tôm phát triển nhanh từ trong vèo đến ao nuôi. Thứ hai, sản phẩm giúp cải tạo được môi trường, giảm phèn nên lúa cũng phát triển tốt.

Anh Nông Văn Thạch ở Hợp tác xã Ba Đình (ấp Bến Bào, xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân) chia sẻ thêm: Trước đây nhiều hộ dùng vôi và các loại khoáng để xử lý phèn cải tạo màu nước rất tốn kém nhưng không mang lại hiệu quả cao. Sau này, dùng sản phẩm Bồ Đề liều lượng một can 5 lít cho 6.500m2 nước xử lý ổn hơn nhiều.

Theo ông Nguyễn Đức Khoa, Phó trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, sản phẩm công nghệ sinh học của Tập đoàn Bồ Đề đã có mặt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ năm 2018 đến nay. Trước đây do đặc thù của vùng nuôi tôm quảng canh và tôm - lúa thường bị phèn nên người dân rải vôi để xử lý hiệu quả không cao.

Những vùng nuôi tôm nhiều năm liên tục ao bị nghèo dinh dưỡng, nguồn thức ăn trong tự nhiên bị giảm. Người dân lại thường xổ nước ra và sau đó tiếp tục bơm vào theo con nước dẫn đến nước bị ô nhiễm. Từ khi có dự án của Trung tâm Khuyến nông theo quy trình nuôi tôm hai giai đoạn khép kín mọi thứ đã khác hẳn.

Trước đây đối với những ao nuôi tôm truyền thống hay vùng tôm - lúa, trung bình mỗi năm phải tốn từ 2 - 3 tấn vôi/ha. Kể từ khi có sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề Mother Water chỉ cần dùng khoảng 150 lít/ha giúp khử độc tố, giải phóng lượng phèn tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp tái tạo nguồn dinh dưỡng, tạo được nguồn thức ăn thiên nhiên cho tôm. Qua thống kê, 1ha nuôi tôm quảng canh sử dụng sản phẩm Bồ Đề Mother Water sẽ giảm được chi phí từ 10 - 15 triệu đồng, lợi nhuận trung bình từ 100 - 120 triệu/ha/vụ/năm.

Đối với vùng nuôi tôm thâm canh, thì chi phí cho một ký tôm thẻ chân trắng thông thường khoảng 90.000 đồng/kg, nhưng khi nông dân sử dụng sản phẩm này chỉ còn khoảng 70.000 đồng/kg. Đối với tôm sú sẽ giảm 25.000 -  35.000 đồng/kg. Từ những kết quả trên cho thấy sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề giúp nông dân giảm chi phí sản xuất khá nhiều.

watermark_3-tnnn-2119_20211215_418-140854.jpeg

Theo khuyến cáo, không pha chung Bồ Đề 688 - Mother Water với các sản phẩm thuốc, hóa chất dùng trong thủy sản. Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài ra, trong những vùng nuôi thâm canh tôm thường bị óp thân, chậm lớn do môi trường nghèo dinh dưỡng, độ khoáng thấp, thức ăn không còn. Tuy nhiên, sau khi sử dụng công nghệ sinh học Bồ Đề, môi trường tự nhiên sẽ được tái tạo lại. Ngoài ra, hàm lượng canxi, magie khi đem lấy mẫu kiểm tra rất tốt.

Đối với vùng tôm - lúa đặc thù là phèn, mặn nên khi sử dụng sản phẩm công nghệ Bồ Đề sẽ giúp giải phóng được hàm lượng phèn ra khỏi môi trường ao nuôi và cân bằng độ pH. Bên cạnh đó, vùng tôm - lúa ít sử dụng thuốc và các loại thức ăn bổ sung nên khi sử dụng sản phẩm Bồ Đề giúp tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên, cân bằng khoáng chất trong môi trường nuôi. 

Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cho biết, Bồ Đề Mother Water giúp cải tạo đất ngộ độc hóa học, ngộ độc phân vô cơ, khử kim loại nặng, khử phèn làm cân bằng độ pH cho đất, giúp vi sinh vật có lợi cho đất phát triển, làm tăng độ phì nhiêu của môi trường nuôi trồng.

watermark_4-tnnn-2119_20211215_50-140855.jpeg

Bồ Đề Mother Water sẽ giúp giảm được chi phí từ 10 - 15 triệu đồng, lợi nhuận trung bình từ 100 - 120 triệu/ha/vụ/năm. Ảnh: Trọng Linh.

Sản phẩm công nghệ sinh học Bồ đề Mother Water được nghiên cứu sản xuất trên nền ứng dụng công nghệ sinh học và vô cơ. Mục đích cải tạo môi trường đất và nước ô nhiễm ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tái tạo môi trường làm cân bằng pH, giải phóng oxy đáy ao giúp cho phù du tảo có lợi phát triển. Tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên và môi trường có lợi cho tôm cá, tách và bổ sung khoáng chất dạng hữu cơ sinh học.

Một số lưu ý

Nên lắc đều can chứa sản phẩm trước khi sử dụng. Nếu lần đầu sử dụng sản phẩm trong trường hợp ao không có tảo độc, nên tiến hành tạt dung dịch vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ, nhằm tăng tác dụng của Bồ Đề 688 - Mother Water.

Không pha chung Bồ Đề 688 - Mother Water với các sản phẩm thuốc, hóa chất dùng trong thủy sản. Nếu đã sử dụng thuốc, hóa chất khác thì phải đợi hết tác dụng mới tạt Bồ Đề 688 - Mother Water.

Trong trường hợp ao xuất hiện rong đáy, rong mềm thì cần diệt trước khi sử dụng sản phẩm. Khi sử dụng Mother Water cho ao nuôi, bà con cần hạn chế sử dụng các loại sản phẩm khác để đạt hiệu quả tối ưu.
Liều dùng

Cải tạo ao ương: Sau khi vét bùn cải tạo đáy ao, đường mương xung quanh ao, đưa nước vào 20 - 30cm (qua túi lọc vải). Sử dụng 3 lít Mother Water pha với 30 lít nước ao, tạt đều cho 1.000m2; ngâm từ 10 - 15 ngày; cho nước vào ao 1 - 1,2m, tạt 3 lít/1.000m3.

Xử lý nước trước khi thả tôm: Cho nước vào ao >0,5m (kể từ mặt trảng, qua túi lọc vải); sử dụng 2 lít Mother Water/1.000m3 nước (1 lít/1.000m2) nước, pha với 30 lít nước ao, tạt khắp ao (vào khoảng 6 - 9 giờ sáng). Sau 7 - 10 ngày mới tiến hành thả tôm.

Thuần trước khi thả tôm, cá: Dùng 50ml sản phẩm Mother Water pha với 100 lít nước ao, ngâm 15 - 20 phút trước khi thả, giúp cân bằng môi trường, đạt đầu con.

Sau khi thả tôm: Định kỳ 10 - 15 ngày/lần, sử dụng 1 lít Mother Water/1.000m3 nước (1 lít/2.000m2), pha với 20 lít nước, tạt khắp mặt ao. Khi tôm lớn hơn 1 tháng tuổi, quan sát nhu cầu mà bổ sung thêm khoáng chất.

Trộn vào thức ăn cho tôm: Dùng 5 - 10 ml/kg thức ăn, pha 10ml Mother Water với 100ml nước, sau đó mới trộn vào 1kg thức ăn.

 

Bình luận

Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên

Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.

Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao

An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.

Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường

Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật

Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?

Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.

Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế

Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.

Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít

Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định

Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.

Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ

Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.

Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg

Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất