Trai làng tỉnh Tiền Giang chơi lớn nhập 'thủy quái' về nhân giống bán thu tiền tỷ
Bỏ tiền tỷ sang Thái Lan, Indonesia nhập cá hô, cá tra dầu, cá hồng vỹ,… những loại cá quý hiếm của sông Mekong, sông Amazon về nuôi, ương giống, anh Út Luận (Phan Văn Luận, xã Long Định, huyện Châu Thành, Tiền Giang) thu tiền tỷ mỗi năm.
Hiện, anh Út Luận có một "khu bảo tồn" nhân nuôi các loài cá quý hiếm, như: cá tra dầu, cá hô, hồng vỹ… rộng 1ha tại xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Cá hô, loại cá quý hiếm, cá đặc hữu đang có nguy cơ tuyệt chủng trên sông Mekong. Loài cá hô này đang được anh Út Luận (xã Long Định, Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang nuôi, ương. Ảnh: Trần Đáng.
Phiêu lưu với các loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Hôm chúng tôi đến "khu bảo tồn" đã thấy anh Út Luận đang loay hoay cho đàn "thủy quái" ăn. Bao thức ăn công nghiệp bị lũ "thủy quái" đớp ù đùng hết chóng vánh.
"Ở dưới ao, hiện tôi có có cá tra dầu nặng 50kg", anh Út Luận khoe. Theo anh Út Luận, đây là những loại cá bản địa quý hiếm, có loài cá nằm trong sách Đỏ.
Một số loại cá "thủy quái" này anh Luận mua trong nước, nhưng lượng cá chính là anh nhập từ Thái Lan, Indonesia...
Anh Út Luận cho rằng, anh là người đầu tiên ở miền Tây Nam bộ dám đầu tư nuôi giống "thủy quái" là các loài cá quý hiếm, cá đặc hữu và các loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.
Tuy nhiên, đi theo con đường nhập cá thủy quái về ương giống cũng "lắm thăng trầm, thất bại hoài".
Để giảm bớt chi phí vận chuyển khi nhập cá, anh Út Luận không chọn đường hàng không mà chọn đường bộ.
Chi phí nhập cá bằng đường bộ từ Thái Lan về Việt Nam mất 70 - 80 triệu đồng/chuyến. Mỗi chuyến chỉ được 100 – 200kg cá, nhưng giá trị 400 – 500 triệu đồng.
Theo anh Út Luận, sau 36 giờ xe chạy liên từ Thái Lan mới về đến Việt Nam. Trên đường đi qua rất nhiều chặng, từ ghe xuống xe, lại qua cửa khẩu… Dọc đường phải thay oxy cho cá liên tục. Và bởi là cá trong sách Đỏ nên thủ tục giấy tờ nhập cá rất phức tạp, khó khăn, rất mất thời gian.
"Trong quá trình vận chuyển cá có khi thiệt hại 100%. Từ đầu năm đến giờ, tôi thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng từ việc nhập cá giống", anh Út Luận bộc bạch.
Anh Út Luận với cá hồng vỹ, loại cá giống "thủy quái" sông Amazon. Ảnh: Trần Đáng.
Tuy nhiên, cũng theo anh Út Luận, trong quá trình nuôi do đã có học tập kinh nghiệp và cá đã thuần chủng nên trong quá trình nuôi ít rủi ro.
"Nuôi cá 'thủy quái' khá dễ và phát triển tốt. Thời tiết, khí hậu ở Thái Lan và Indonesia khá tương đồng với Việt Nam nên cá đem về Việt Nam nuôi không bị sốc nước hay nhiệt độ", anh Út Luận chia sẻ.
Muốn giàu nuôi cá giống "thủy quái"
Anh Luận cho biết, anh nuôi, ương giống thủy quái 5 năm nay.
"Nghề ương cá giống bình thường khá bấp bênh. Giá cá giống ngày càng đi xuống và không ổn định. Thấy thị trường chưa ai ương cá quý hiếm, nên tôi nhập giống này về ương giống. Vậy mà thành công", anh Út Luận chia sẻ.
Kiểm tra sức khỏe cá giống thủy quái bố mẹ trước khi cho ương giống. Ảnh: Trần Đáng.
Hiện, thị trường chính của cá thủy quái thương phẩm là các nhà hàng. Mỗi năm, anh Út Luận bán ra thị trường 40 – 50 tấn cá thương phẩm.
Bình quân giá cá thương phẩm các loại 150.000 – 200.000 đồng/kg.
Song song đó, mấy khu du lịch cũng mua giống cá hiếm này về trưng bày cho khách tham quan. Những nhà khá giả mua cá thủy quái về thả hồ thủy tạ tiêu khiển.
Ngoài ra, anh Út Luận còn bán giống cá thủy quái. Mỗi năm, anh cung cấp ra thị trường khoảng 1 triệu con cá giống, như: Hô, tra dầu, hồng vỹ…
Theo anh Út Luận, nuôi cá giống thủy quái khá dễ và nhanh lớn. Ảnh: Trần Đáng.
"Tính ra, giá trị cá thủy quái cao gấp 10 lần cá thường", anh Út Luận nhận xét.
Anh Út Luận cho biết, ngoài mục tiêu làm giàu từ loại cá thủy quái này, anh còn muốn phát triển giống cá ở thị trường Việt Nam.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao ở cù lao Tân Phú Đông
Mô hình 30ha nuôi tôm công nghệ cao của anh Ngô Minh Tuấn có quy mô lớn nhất ở huyện cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi ốc nhồi
Nhiều lần đi ăn gọi món ốc nhồi và nhận được câu trả lời “hết hàng”, chàng vệ sĩ 8X quyết định về quê nuôi ốc để bán ra thị trường. Nay, anh trở thành vị giám đốc trẻ tuổi, thành tỷ phú nhờ con ốc nhồi.
Cọc lớn, cọc nhỏ tiền từ lợn thảo dược
Đã có lúc đàn lợn VietGAHP, lợn thảo dược giúp những cục tiền lớn, cục tiền nhỏ chạy vào túi anh Nguyễn Ngọc Sáng dễ dàng, nhưng không ít lần chúng khiến anh long đong.
Nuôi gà ri Hòa Bình theo hướng an toàn sinh học
Với quyết tâm lập nghiệp trên chính quê hương của mình, anh Trần Thanh Nhàn, SN 1987, trú tại xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế của Trường Đại học Đà Lạt về quê nuôi gà ri gáy râm ran khắp làng
Hành trình đổi đời của ông chủ trại vịt vạn con
Cú “vấp ngã” đầu đời khiến anh Trần Đình Trường, trú tại xã Thạch Văn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) từng có mặc cảm, tự ti khi tái hòa nhập cộng đồng.
Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine
Nguồn vốn ông Thành, (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ
Làm giàu cùng chăn nuôi: [Bài 1] 'Trùm' gà Minh Dư
Ông 'trùm' gà này đã có thâm niên gần 20 năm gắn bó với gà, đang sở hữu 2 trang trại gà lạnh, 1 trang trại gà Minh Dư hàng chục ngàn con.
Ông 'Minh bưởi' và câu chuyện đam mê ứng dụng công nghệ
Từ người đi sau, ông Minh nay là người trồng bưởi số 1 Bạch Đằng nhờ quyết tâm áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nâng cao giá trị trái bưởi.
Chủ trại lươn giống bậc nhất miền Tây
Nhờ ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ươm lươn giống bài bản, trại lươn giống của anh Hiếu hiện mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1 triệu con giống chất lượng.
Tỷ phú đất cù lao giàu lên từ con tôm công nghệ cao
Đến cù lao Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang hỏi đến tên ông Tuấn Hiền - tên thường gọi của anh Ngô Minh Tuấn thì rất nhiều người biết và trầm trồ ngợi khen tấm gương lao động giỏi, làm giàu từ mô hình nuôi trang trại tôm công nghệ cao.
Bình luận