Tuần hàng Việt góp phần kích cầu tiêu dùng

Ngày 25/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức Tuần hàng Việt TP Hà Nội tại Nhà Văn hóa Trung tâm huyện.

25_11_ba_vi-1637836097376.jpg

Lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội thăm quan các gian hàng tại Tuần hàng Việt TP Hà Nội tổ chức tại huyện Ba Vì.

Chương trình nhằm tiếp tục đẩy mạnh kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh.
 
Tham gia Tuần hàng Việt TP Hà Nội năm 2021 tại huyện Ba Vì, Cơ sở sản xuất giày dép da Thuấn Dũng (thôn Cầu Giẽ, xã Châu Can, huyên Phú Xuyên) đem tới nhiều mẫu giày da, thắt lưng và các sản phẩm làm từ da. Bà Nguyễn Thị Thuấn, chủ cơ sở cho biết: “Do tình hình dịch Covid-19 nên việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, các đơn đặt hàng giảm mạnh, lượng tiêu thụ chậm. Do đó, tôi mong muốn qua chương trình Tuần hàng Việt sẽ giới thiệu, quảng bá sản phẩm giày dép của làng nghề, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, thu hồi vốn để tái sản xuất”. 

Cũng với mong muốn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, hơn 100 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cũng đã tham gia Chương trình Tuần hàng Việt TP Hà Nội tại huyện Ba Vì. Tại đây có nhiều mặt hàng thuộc các nhóm ngành như tiêu dùng, công nghiệp, làng nghề, các sản phẩm nông, lâm sản an toàn, sản phẩm OCOP, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích…, bày bán và giới thiệu tới người tiêu dùng từ ngày 25 đến 29/11 tại Nhà Văn hóa Trung tâm huyện. 

Thông qua chương trình, các doanh nghiệp có thêm cơ hội để đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân trên địa bàn. Người tiêu dùng có thêm cơ hội tiếp cận, mua sắm tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa có chất lượng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. 

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng đánh giá: “Việc tổ chức Tuần hàng Việt có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng trên địa bàn huyện. Cùng với việc phối hợp Sở Công thương tổ chức chương trình này, huyện Ba Vì sẽ chú trọng công tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện được tham gia giao lưu, học hỏi các đơn vị bạn, các mô hình kinh tế hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài huyện gắn với Chương trình Nông thôn mới nâng cao của huyện”.

Để chương trình Tuần hàng Việt tại huyện Ba Vì được tổ chức thành công, đạt hiệu quả thiết thực, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người tiêu dùng Thủ đô, khách du lịch trong và ngoài nước biết, đến tham quan mua sắm. 

Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND TP Hà Nội về thực hiện Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý, khuyến mại hấp dẫn, bán hàng bảo đảm văn minh thương mại, đúng quy định pháp luật, tuyệt đối không kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của các doanh nghiệp.

Tiếp nối chương trình Tuần hàng Việt tại huyện Ba Vì, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp tổ chức Tuần hàng Việt tại quận Long Biên với quy mô khoảng 100 gian hàng, thời gian từ 16/12 đến 20/12 tại đường Hội Xá, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội (cạnh Vincom Plaza Long Biên - Khu đô thị Vinhomes Riverside).

Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các hộ nông dân tiếp tục gặp khó khăn trong việc phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản, trái cây… của các địa phương, doanh nghiệp tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trong cả nước.

Do đó, việc triển khai Chương trình Tuần hàng Việt cùng với các chương trình, nhiệm vụ khác của ngành Công thương sẽ góp phần kích cầu nội địa, đạt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô.

 

Bình luận

HTX kiểu mới ở Sơn La: Hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

Cùng với đổi mới tư duy từ chính những người nông dân, nhiều mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Sơn La đã và đang phát huy hiệu quả, không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

Dự án VnSAT tiếp sức các hợp tác xã đi vào hoạt động chiều sâu

Dự án VnSAT góp phần thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo các HTX, từ đây nhiều ý tưởng kinh doanh mới ra đời, đưa hoạt động HTX đi vào chiều sâu.

Khoảng 277 trang trại ở Hà Nội liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 277 trang trại liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý...

Sơn La: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trái cây xuất khẩu

Ngày 2/4, Hội Nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với UBND thành phố Sơn La tổ chức Lễ phát động phong trào bao trái cây phục vụ tiêu thụ và xuất khẩu năm 2022.

Thái Bình đầu tư hơn 32 tỷ đồng để nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình cho biết, hơn 32 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới tại tỉnh Thái Bình trong thời gian từ nay đến năm 2025.

Bước chuyển tích cực bắt nhịp thị trường

Nhằm thích ứng và phát triển trong năm 2022, không ít hợp tác xã đã xây dựng kế hoạch rõ ràng, tạo đà phát triển linh hoạt trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để có thể bật dậy mạnh mẽ sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Kinh tế hợp tác xã - Liên kết từ ý tưởng đến hành động

Năm 2022, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về kinh tế tập thể, cùng với các khu vực kinh tế khác, khu vực hợp tác xã đã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động với mức thu nhập ngày càng tăng.

Kiên Giang: Phát triển nghề nuôi hải sản an toàn và hiệu quả

Năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu nuôi 3.890 cá lồng bè với sản lượng 3.535 tấn; nuôi nhuyễn thể 23.950ha, sản lượng 74.465 tấn các loại hến biển, sò huyết, vẹm xanh, nghêu lụa; nuôi ngọc trai 100ha...

Cả nước có 19.667 trang trại nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay cả nước có 19.667 trang trại đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNN PTNT cho hiệu quả kinh tế cao. Trong số các trang trại nông nghiệp, trang trại chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn nhất 61,8%, trồng trọt 22%.

Bạc Liêu: Quyết tâm trở thành 'thủ phủ' ngành công nghiệp tôm của cả nước

Bạc Liêu đặt ra quyết tâm trở thành “thủ phủ” ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện giai đoạn 1, chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2.