Vụ đông 6S, lao động về quê tránh dịch có thêm việc làm
Vụ đông 2021, Nghệ An chủ trương chỉ đạo sản xuất kịp thời, quyết liệt, đồng bộ với phương châm 6S, cụ thể là "2 sớm và 4 sát".
Trong khi đó, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) khuyến cáo, từng tỉnh căn cứ vào điều kiện nguồn nước, đất đai và thị trường, chủ động bố trí thời vụ, diện tích với cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm đảm bảo vụ đông 2021 chắc ăn và hiệu quả kinh tế.
Chọn thời điểm xuống giống hợp lý
Bà Trần Thị Hòa - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, căn cứ vào đề án, kế hoạch sản xuất vụ đông và điều kiện thực tiễn, các địa phương xây dựng và hướng dẫn các quy trình kỹ thuật gieo trồng cây vụ đông cho nông dân.
Theo đó, trong khâu làm đất, các tỉnh cần thực hiện tốt kỹ thuật làm đất tối thiểu, hạn chế làm đất đối với diện tích trên đất 2 lúa, tranh thủ thời vụ cần rẽ lúa đặt bầu, hoàn thiện luống sau, chú ý tạo rãnh thoát nước xung quanh và bề mặt ruộng đề phòng mưa úng.
Nông dân thu hoạch rau VietGAP trên cánh đồng tại Yên Lạc (Vĩnh Phúc). Ảnh: Hải Đăng
"Bên cạnh việc xuống giống đúng thời vụ, các tỉnh cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho hiệu quả kinh tế cao như sản xuất rau trong nhà màn, nhà lưới; làm bầu, gieo gối vụ đối với bầu bí; trồng cà chua, dưa hấu bằng cây giống ghép; tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học...".- Bà Trần Thị Hòa
Về việc bố trí thời vụ gieo trồng và cơ cấu giống, đối với nhóm cây ưa ấm, thời vụ gieo trồng kết thúc trước 10/10; với nhóm cây ưa lạnh gieo trồng sau 10/10, riêng với cây khoai tây tập trung trồng từ 25/10 đến 15/11.
Trồng rải vụ đối với nhóm rau để đảm bảo nguồn cung, hạn chế tình trạng dư thừa giá thấp hoặc thiếu rau đẩy giá lên cao
Đối với nhóm cây ưa ấm như ngô, khoai lang, dưa hấu, dưa chuột, bầu bí, đậu tương, lạc, bà Hòa lưu ý các tỉnh cần lựa chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp và áp dụng giải pháp kỹ thuật làm bầu, ươm cây con, xen vụ để đảm bảo thời vụ. Cần chú ý chăm sóc ngay từ sớm không để cây con còi cọc chậm sinh trưởng.
Như cây ngô, trà sớm gieo trước 20/9, trên các chân đất chuyên màu (bãi ven sông, cát ven biển, đồi, đất lúa chuyển sang làm màu), đất 2 lúa (vụ hè thu và mùa sớm); trà trung gieo trước 30/9, trên chân đất 2 lúa (mùa sớm và mùa trung); trà muộn gieo trước 5/10, trên đất 2 lúa (mùa trung) tại các tỉnh ĐBSH và trung du miền núi phía Bắc.
Đối với ngô nếp, ngô đường, ngô rau, thời gian sinh trưởng ngắn, sử dụng bắp tươi là chính nên thời vụ gieo trồng có thể muộn hơn đến 15 - 20/10 để tận dụng tối đa diện tích và thời vụ gieo trồng; với các tỉnh Bắc Trung Bộ cần căn cứ vào tình hình ngập lụt để ra giống khi xu thế ngập lụt đã kết thúc.
Trên đất 2 lúa, người dân cần áp dụng làm ngô bầu, chăm sóc tốt bầu ngô trước khi đặt bầu; ở những vùng chủ động tưới, tiêu hoặc đối với ngô nếp, ngô đường trồng muộn hơn cần áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, kỹ thuật gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ, tăng mật độ ngô: 6-7 vạn cây/ha đối với đất màu và trên 5-6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa...
Các địa phương có chủ trương mở rộng diện tích cây vụ đông, tạo thêm việc làm cho lao động về quê tránh dịch. Ảnh: HĐ.
Với nhóm cây ưa lạnh như khoai tây thời vụ tập trung từ 15/10-20/11, tốt nhất 25/10-15/11, người dân không nên trồng muộn vì thiếu ánh sáng, nhiệt độ quá thấp, âm u mưa phùn làm bệnh hại phát triển, tích lũy về củ chậm, làm ảnh hưởng đến năng suất.
Ưu tiên sử dụng các giống khoai tây có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn chất lượng củ giống theo quy định, giống sạch bệnh, trẻ sinh lý.
Tăng tối đa diện tích
Cũng theo bà Hòa, căn cứ vào kết quả sản xuất vụ đông 2020 và kế hoạch sản xuất vụ đông 2021 của từng địa phương, phấn đấu diện tích cây trồng vụ đông 2021 tại các vùng sinh thái phía Bắc ổn định khoảng 400.000ha.
Tuy nhiên, các địa phương tập trung chỉ đạo đón thời cơ về thị trường trong nước vào Trung Quốc tăng tối đa diện tích nếu có thể trong đó các tỉnh, thành có nhiều tiềm năng lợi thế như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Tĩnh...
Dựa trên thực tế, vụ đông 2021, Nghệ An phấn đấu gieo trồng trên 35.500ha cây trồng các loại, chủ đạo vẫn là ngô với 20.000ha, tiếp đó là rau đậu các loại 12.400ha... Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 5.000ha vụ đông sớm.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định: Vụ đông 2021, Nghệ An chủ trương chỉ đạo sản xuất kịp thời, quyết liệt, đồng bộ với phương châm 6S, cụ thể là "2 sớm và 4 sát".
Các đơn vị phải nắm bắt sâu sát tình hình để sớm xây dựng đề án, sớm triển khai đúng tiến độ. Song song với đó, cần cơ cấu cây trồng sát với thực tế của địa phương, sát với dự báo khí tượng thủy văn, sát với nhu cầu thị trường và sát với cơ sở để kịp thời chỉ đạo.
"Sản xuất vụ đông 2021 phải đảm bảo chắc ăn và đạt hiệu quả kinh tế. Tinh thần là không sản xuất bằng mọi giá nhưng phải bằng mọi cách để đạt được kế hoạch đề ra, cũng như giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 7,2 vạn lao động về quê tránh dịch Covid-19"-ông Hiếu nói.
Để tận dụng nguồn lao động nghỉ dịch ở các tỉnh, thành phía Nam về địa phương, tỉnh Vĩnh Phúc đã gấp rút ban hành kế hoạch sản xuất vụ đông từ sớm. Theo đó, tỉnh này dự kiến nâng quy mô diện tích vụ đông 2021 đạt 15.000ha, trong đó có 6.000ha ngô, rau 5.000ha...
Theo ông Lê Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc tập trung vào hỗ trợ phát triển các diện tích cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ. Hiện, gần như toàn bộ diện tích rau trên địa bàn tỉnh đã đạt tiêu chuẩn cao. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục đưa cây ngô sinh khối vào trồng, năm nay tỉnh dự kiến sẽ nâng diện tích cây trồng này lên 6.000ha.
Ông Dũng cho biết thêm, năng suất thu được trung bình của ngô sinh khối khoảng 38,7 tấn cây tươi/ha, giá bán khoảng 800 đồng/kg tươi, người sản xuất có thể thu về hơn 30 triệu đồng/ha.
"Vừa sản xuất, chúng tôi vừa kết nối với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xuất hiện tình trạng dư thừa, ế ẩm nông sản, nhất là sản phẩm cây vụ đông" - ông Dũng nói.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên
Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.
Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao
An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.
Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường
Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật
Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?
Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế
Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.
Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít
Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định
Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.
Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ
Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.
Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg
Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất
Bình luận