Vùng nguyên liệu là nền tảng của chuỗi cung ứng

Ngoài việc đề cao vai trò của vùng nguyên liệu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam còn nhấn mạnh vai trò của các nhà bán lẻ trong việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản.

vung-nguyen-lieu-la-nen-tang-cua-chuoi-cung-ung-nong-san-1519_20210610_268-165057.jpeg

Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu tại buổi gặp mặt Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam sáng 10/6 tại trụ sở Bộ NN-PTNT. Ảnh: Bảo Thắng.

"Vùng nguyên liệu chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch bệnh chính là mấu chốt trong việc xây dựng chuỗi cung ứng nông sản. Tôi biết, nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam bây giờ đã phát triển công nghệ tới tầm thế giới. Cái chúng ta thiếu, chỉ là vùng nguyên liệu và các cách thức gắn kết", Thứ trưởng Trần Thanh Nam phát biểu trong buổi gặp cỡ các nhà bán lẻ Việt Nam sáng 10/6, tại trụ sở Bộ NN-PTNT.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Bộ NN-PTNT hiện đang thí điểm nhiều vùng nguyên liệu trên khắp cả nước, gồm: chanh leo, dứa tại tỉnh Sơn La, trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, cà phê hữu cơ tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, trồng rau, cây ăn quả xuất khẩu tại tỉnh Long An, Đồng Tháp, và lúa chất lượng cao ở tỉnh Kiên Giang, An Giang.

Song song với đó, Bộ NN-PTNT đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi không chỉ để phục mục đích xuất khẩu mà còn để người tiêu dùng trong nước truy xuất nguồn gốc.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam tin tưởng, với tổng diện tích vùng nguyên liệu lên tới 26.000 ha, ngành nông nghiệp đủ năng lực để cung ứng cho thị trường.

Đầu tuần này, Bộ NN-PTNT phát động chương trình hỗ trợ kết nối tiêu thụ nông sản cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Với khẩu hiệu, "Nâng niu giá trị nông sản Việt - Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Vượt qua đại dịch”, Bộ liên tục tham vấn các tổ chức chính trị, xã hội để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Ngoài vấn đề lâu dài liên quan tới vùng nguyên liệu, Bộ NN-PTNT còn hướng mũi nhọn vào hợp tác xã. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, quỹ đất sản xuất nông nghiệp hiện không có nhiều.

Do đó, ông đề nghị mỗi vùng nguyên liệu cần gắn chặt với một hợp tác xã, nhằm đảm bảo được nguồn cung ứng nông sản. 

"Chúng ta còn nhiều khó khăn, nên trước mắt cần tiếp tục xây dựng từ những cái tốt, có sẵn. Bộ NN-PTNT giao Văn phòng Bộ và Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản phối hợp cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ, đề ra những kế hoạch cụ thể, chi tiết từ giờ đến cuối năm. Giờ là lúc chúng ta phải hành động", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Lấy dẫn chứng về khoai lang tím Nhật đang không tìm được đầu ra tại tỉnh Vĩnh Long, Thứ trưởng Trần Thanh Nam kêu gọi các hợp tác xã liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ. Ông cũng đề xuất, hai bên cần giữ liên lạc, và thảo luận kỹ càng trước khi vào vụ sản xuất nông sản. 

Một giải pháp nữa được Thứ trưởng Trần Thanh Nam đưa ra, là thành lập những câu lạc bộ hoạt động thường xuyên, kết nối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp. Bộ NN-PTNT sẵn sàng làm đầu mối cho những câu lạc bộ này để sớm tạo ra các chuỗi cung ứng, an toàn thực phẩm.

Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Như Cường bổ sung thêm, các bên nên ký kết hợp đồng mua bán thay vì giao kèo bằng miệng như truyền thống. Dựa trên số liệu Cục Trồng trọt cung cấp hàng tháng, hàng quý, cả doanh nghiệp lẫn hợp tác xã đều có thể tính toán chính xác về thời vụ. Vì thế, hợp đồng sẽ làm rõ được vai trò của các bên.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho rằng các nhà bán lẻ lưu ý tới mã số vùng trồng. "Nếu cần, doanh nghiệp yêu cầu ngược lại phía địa phương, hoặc hợp tác xã. Mã số vùng trồng là một cách để kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện Cục đã tham mưu cho Bộ, để chuẩn bị đưa mã số vùng trồng vào trong tiêu chí xây dựng nông thôn mới", ông Trung bày tỏ.

vung-nguyen-lieu-la-nen-tang-cua-chuoi-cung-ung-nong-san-1521_20210610_327-165100.jpeg

Chủ tịch Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu. Ảnh: Bảo Thắng.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cảm ơn Bộ NN-PTNT đã tạo điều kiện để phía hiệp hội được trao đổi thông tin hai chiều. Bà cảm thông với những vất vả của bà con nông dân, của các hợp tác xã do chịu ảnh hưởng của đại dịch của Covid-19, và nhấn mạnh: "Cùng một công sản xuất, làm thế nào để người tối đa được hiệu quả và lợi nhuận".

Bà Hậu nhận định, một trong những yếu tố giúp nông sản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng là marketing. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà bán lẻ, tỷ trọng nông sản vào trong các chuỗi siêu thị, cửa hàng còn khiêm tốn, chỉ khoảng 20-30%. Phần đông người nông dân tìm cách bán trực tiếp cho người mua qua các chợ đầu mối.

"Cửa vào siêu thị cho nông sản Việt còn khá hẹp, trong khi đó lại là bệ phóng để xuất khẩu và khẳng định chất lượng. Có lẽ, chúng ta cần thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn tới người nông dân", bà Hậu nói.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần lương thực Bình Minh, bà Phạm Thị Hà Anh cho rằng vấn đề với công ty bà nằm ở nền tảng sản xuất.

"Người nông dân chỉ giỏi sản xuất thì không thể tiếp thị sản phẩm tốt bằng những nhà phân phối. Tương tự vậy, công ty chúng tôi chỉ nên tập trung vào việc tiếp cận thị trường nước ngoài, thay vì phải giải quyết những vấn đề liên quan tới mã số vùng trồng", bà phân tích.

Theo bà Hà Anh, từng đơn vị trong chuỗi cung ứng sản xuất cần phải được chuyên biệt hóa, và "làm việc nào mình giỏi nhất". Bà tin nông sản Việt không thua kém gì các nước trên thế giới, và đủ sức cạnh tranh ở những thị trường khó tính nhất.

Ghi nhận ý kiến từ phía những nhà bán lẻ, Thứ trưởng Trần Thanh Nam hứa sẽ xây dựng chiến lược nâng cao năng lực chế biến cho ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT đang xúc tiến xây dựng những trung tâm chế biến tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quảng Ninh để thay thế dần vai trò của chợ đầu mối.

"Bộ NN-PTNT lúc này không thể đầu tư nhỏ lẻ mà chỉ tập trung vào một vài khu vực trọng điểm. Mục đích của chúng tôi, là giúp bà con nông dân gây dựng niềm tin cho doanh nghiệp. Có như vậy, ngành mới chuyển được từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp", Thứ trưởng Trần Thanh Nam kết luận.

 

Bình luận

Giải ''bài toán'' khó cho ngành chăn nuôi

Thời điểm hiện tại, giá các loại sản phẩm gia súc, gia cầm đã “nhúc nhích” tăng trở lại. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn liên tục tăng với tốc độ “phi mã” khiến cho chi phí “đầu vào” tăng theo, nên với người chăn nuôi, phía trước vẫn là thách thức.

Nắm chắc dữ liệu nông sản trước khi đưa ra thị trường

Qua khảo sát tại địa phương, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá nhiều nơi còn lơ là, chủ quan trong công tác dự tính, dự báo về tổ chức sản xuất.

Giá phân bón tăng phi mã, Bộ NN-PTNT kiến nghị sửa luật

Việc giá phân bón tăng cao làm cho chi phí sản xuất nông nghiệp tăng theo, nông dân sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nặng nề nhất.

Biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất với hệ thống lương thực ASEAN

Hơn một nửa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực đã đồng ý rằng biến đổi khí hậu là trở ngại lớn nhất mà hệ thống lương thực ASEAN đang phải đối mặt.

Cần quy hoạch vùng trồng hoa xuất khẩu

Từ việc xây dựng thành công các vùng trồng hoa, cây cảnh chuyên canh, những năm gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn sản xuất hoa, cây cảnh theo quy trình công nghệ cao, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Nhiều cơ chế ưu đãi cho mặt hàng nông sản chủ lực

Tại văn bản trả lời kiến nghị cử tri mới đây, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh việc phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được Chính phủ và ngành ngân hàng xác định là lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, mặt hàng nông sản chủ lực đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi

Tạo cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông sản

Thu hút đầu tư vào chế biến nông sản là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán "được mùa - mất giá", khủng hoảng thừa cho sản phẩm nông nghiệp.

Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Long An

Sau hơn một năm Long An thực hiện "Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025" bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Hợp tác xã nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

Tín dụng cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn quá ít so với nhu cầu, hợp tác xã, đặc biệt là hợp tác xã nông nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng để tiếp cận được vốn vay.

Phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030.