Xây dựng vùng cà phê công nghệ cao đầu tiên ở Đắk Nông
Người dân ở xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông gắn bó với cây cà phê từ thời Pháp thuộc với nhiều nốt thăng trầm.
Thế nhưng, sau khi vượt qua được những chặng đường khó khăn, giờ đây người dân Thuận An đã nâng cao được vị thế, xây dựng vùng sản xuất cà phê chất lượng cao đầu tiên ở tỉnh Đắk Nông.
Sản xuất theo phương thức hiện đại
Sau hàng chục năm gắn bó với cây cà phê, nhiều người dân ở xã Thuận An đã áp dụng thuần thục các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào sản xuất.
Hạt cà phê ở vùng sản xuất công nghê cao sẽ thu hoạch khi vườn cây có độ chín đạt trên 85% để bảo đảm lượng đường, chất lượng (chụp trước 27.4.2021). Ảnh: Phan Tuấn
Đơn cử như gia đình anh Nguyễn Văn Vinh có 5ha cà phê đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Anh Vinh cho biết, do thâm niên gắn bó với cây cà phê và được tham dự nhiều lớp tập huấn nên tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất hiệu quả, chất lượng cao. Thời gian qua, gia đình tôi đã áp dụng thuần thục các biện pháp bón phân, tưới nước, thu hoạch theo các phương pháp khoa học, organic… Việc làm này đã giúp gia đình tôi tiết kiệm được chi phí sản xuất còn chất lượng, giá thành sản phẩm đều được nâng cao hơn trước.
Theo UBND huyện Đắk Mil, thời gian qua, tại xã Thuận An đang dần hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với quy mô 500ha. Người dân ở đây đã áp dụng các quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, RainForest, UTZ, Fair trade, hữu cơ…
Cà phê được người dân thu hái khi chín trên 85%. Khâu chế biến cà phê sau thu hoạch được sử dụng trang thiết bị hiện đại, quy trình công nghệ tiên tiến. Các biện pháp phòng dịch bệnh cho cà phê được người dân thực hiện bằng phương pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Cà phê được tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm tự động, bán tự động.
Nhờ áp dụng công nghệ cao, nên năng suất bình quân của cà phê cao hơn cà phê thông thường từ 10% - 30%. Môi trường sản xuất cà phê công nghệ cao luôn bảo đảm vệ sinh, an toàn sinh học, vỏ cà phê được tái sử dụng. Sản phẩm cà phê công nghệ khi thu hoạch có nhà kho bảo quản, sân phơi đạt tiêu chuẩn. Khác biệt nhất là việc hạt cà phê Thuận An đã được dán tem truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, có đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hóa, sản phẩm…
Nông dân hưởng lợi nhiều mặt
Để hình thành vùng cà phê chất lượng cao, thời gian qua, chính quyền địa phương là chủ thể đại diện, hỗ trợ người dân xã Thuận An lập hồ sơ, đăng ký hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao.
Ngoài ra, chính quyền địa phương là cầu nối giữa người dân với hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trong vùng. Hình thức kết nối này đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy ngành hàng cà phê của địa phương phát triển.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Khắc Dũng - Phó Chủ tịch xã Thuận An - cho biết, tham gia sản xuất vùng chuyên canh cà phê chất lượng cao, nông dân, doanh nghiệp còn được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ như tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ một phần chi phí về cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, được vay vốn ưu đãi…
“Việc hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông sản chủ lực. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong thời gian tới. Ngoài ra, địa phương cũng sẽ quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông, đường điện cho các dự án tạo điều kiện cho nông dân phát triển cây cà phê một cách thuận lợi nhất”- ông Dũng cho biết.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Mil, qua đánh giá thực trạng vùng cà phê Thuận An có sự tham gia của các bên liên quan. Vùng sản xuất cà phê tại xã Thuận An đáp ứng được các tiêu chí để công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định. Hiện nay, cả vùng cà phê Thuận An đã có liên kết chuỗi giá trị được thực hiện sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn Fair Trade và UTZ; có ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cơ sở sản hạ tầng tương đối thuận lợi, liên vùng, đảm bảo quy mô.
“Hiện nay, các đơn vị chức năng đã thống nhất hình thành vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao ở xã Thuận An với quy mô 500ha ở thôn Đức An, Thuận Hạnh, Đức Hòa, Thuận Bắc. Nông dân tham gia vùng chuyên canh được hỗ trợ kết nối với nhà cung ứng vật tư, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm có giá cao hơn giá bình quân thị trường. Ngoài ra, nông dân còn được hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn VietGAP và các thủ tục pháp lý liên quan đến thực hiện truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn”- ông Cao Đức Nguyên - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk Mil cho biết.
Nguồn: Theo báo Lao động
Trồng nấm linh chi trên giá thể gỗ keo tươi, chất lượng như mọc tự nhiên
Phương pháp trồng này vừa đơn giản, lại tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào, sẵn có của địa phương, cho sản phẩm có chất lượng như nấm mọc ngoài tự nhiên.
Đột phá cho ngành hàng cá tra từ ứng dụng công nghệ cao
An Giang, tỉnh sản xuất cá tra lớn ở ĐBSCL đang quyết tâm tạo đột phá cho ngành hàng này bằng việc thu hút đầu tư công nghệ cao trong sản xuất, chế biến.
Nuôi lươn không bùn xuất khẩu ở Hậu Giang bán giá cao hơn lươn nuôi thông thường
Toàn tỉnh Hậu Giang có 266 hộ sản xuất áp dụng mô hình nuôi lươn không bùn. Hiện nay, lươn được chọn trong nhóm 5 sản phẩm chủ lực của tỉnh để tập trung phát triển, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
Bình Định thí điểm 2 mô hình về bảo quản cá ngừ bằng công nghệ nano
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đang triển khai thí điểm 2 mô hình áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano (công nghệ UFB) trong bảo quản sản phẩm cá ngừ đại dương, tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu đi Nhật
Bao giờ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi?
Hiện đang có 3 công ty độc lập tiến hành nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Các nghiên cứu đều cho thấy vaccine dịch tả lợn châu Phi cho hiệu quả rất cao trong các mô hình khảo nghiệm.
Lộc 'đất thép' mắn đẻ sáng chế
Say mê nghiên cứu, Phạm Thành Lộc đã cho ra đời nhiều sáng kiến ứng dụng khoa học công nghệ, nhằm tối ưu hóa quy trình canh tác, tăng giá trị cho nông sản Việt.
Vừa lên Tây Nguyên, VNR10 đã được nông dân mê tít
Qua 2 vụ sản xuất, giống lúa VNR10 chất lượng cao đã được nông dân tại Đăk Lăk đánh giá cao và mong muốn tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Bộ giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với đồng đất Bình Định
Những giống lúa mới do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ lai tạo và chọn lọc cho hiệu quả cao trên đồng đất Bình Định.
Bồi bổ đất Tây Nguyên: Hiệu quả thực chứng với phân bón hữu cơ
Với nhiều người dân ở Gia Lai, sử dụng phân bón hữu cơ đang trở thành xu hướng nhằm tiết giảm chi phí cũng như giúp cây trồng phát triển bền vững hơn.
Nuôi cá dìa thử nghiệm trong ao tôm bỏ hoang, nông dân Quảng Trị bắt 1,4 tấn, bán 140.000 đồng/kg
Với mục tiêu chuyển đổi đối tượng nuôi, cải tạo môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh, năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao đất
Bình luận