50% doanh nghiệp ngành gỗ đối diện nguy cơ phá sản

Trên 50% doanh nghiệp chế biến gỗ phía Nam phải ngừng sản xuất, đối diện nguy cơ phá sản. Các doanh nghiệp còn hoạt động chỉ duy trì được dưới 50% công suất.

watermark_go-lam-san-1637_20210907_663-173839.jpeg

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị về chế biến gỗ và lâm sản với sự tham gia của Tổng cục Lâm nghiệp và các hiệp hội, doanh nghiệp. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 7/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị về chế biến gỗ và lâm sản với sự tham gia của Tổng cục Lâm nghiệp và các hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành gỗ nhằm sớm tìm các giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời lên kịch bản cho quá trình tái sản xuất sau khi tình hình dịch được kiểm soát.

Khó khăn bủa vây doanh nghiệp
Theo đánh giá của Thứ trưởngLê Quốc Doanh, xuất khẩu gỗ và lâm sản là ngành hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh tế nông nghiệp hiện nay. Đến hết tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam, từ tháng 7/2021 đến nay đã có sự suy giảm xuất khẩu, nặng nề nhất là vào tháng 8/2021. Cụ thể, riêng 2 tháng 7 - 8/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, rất nhiều khó khăn đang bủa vây các doanh nghiệp trong ngành, nhất là ở các địa phương phía Nam.

“Hiện đã có trên 50% doanh nghiệp sản xuất gỗ và lâm sản ở phía Nam phải ngừng sản xuất, đối diện nguy cơ phá sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp còn hoạt động theo nguyên tắc “3 tại chỗ” cũng chỉ duy trì được dưới 50% công suất, chưa kể chi phí tăng mạnh do phải đảm bảo an toàn phòng dịch”, ông Lập nêu vấn đề.

watermark_go-1-1638_20210907_301-173840.jpeg

Đà tăng trưởng xuất khẩu của ngành chế biến gỗ và lâm sản đã đột ngột bị chững lại do dịch Covid-19. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo ông, nếu tình hình không có chuyển biến tích cực, sẽ có rất ít doanh nghiệp duy trì được hoạt động. Một trong những bức xúc mà đại diện VIFORES đưa ra, đó là người lao động trong ngành được tiêm vacxin quá ít, hiện nay mới đạt khoảng 15 - 20%.

Do đó, Chủ tịch VIFORES kiến nghị Bộ NN-PTNT có ý kiến để nâng mức ưu tiên tiêm vacxin cho người lao động trong ngành. Bên cạnh đó, đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong công tác phòng dịch như tự xét nghiệm, tự cách ly. Ngoài ra, y tế địa phương cũng có thể đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp về kỹ năng y tế.

Liên quan vấn đề tài chính, ông Lập cho rằng cần có thêm các chính sách giãn nợ gốc và lãi từ 6 - 12 tháng để doanh nghiệp có thời gian khôi phục sản xuất. “Bộ NN-PTNT nên có kiến nghị với Bộ GT-VT để giảm một số loại cước vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, nhất là cước tàu biển”, Chủ tịch Đỗ Xuân Lập kiến nghị thêm.

Kịch bản tái thiết sản xuất
Một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra bàn thảo trong hội nghị này là kế hoạch tái sản xuất, phục hồi xuất khẩu sau dịch. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ TP. HCM (HAWA) cho rằng, vấn đề quan trọng nhất với các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định được kịch bản tái sản xuất sau dịch bệnh Covid-19 và giữ chân được khách hàng.

Để làm được điều này, ông Khanh nhấn mạnh lại ý kiến của ông Lập là cần có thêm các chính sách hỗ trợ tài chính, đặc biệt phục vụ công tác tái sản xuất.

watermark_go-2-1638_20210907_218-173841.jpeg

Doanh nghiệp trong ngành gỗ đang đối mặt với khó khăn rất lớn do thiếu hụt lao động. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngoài ra, theo đại diện HAWA, sau đợt dịch này, các doanh nghiệp cũng cần rút ra bài học để có phương án giảm rủi ro. Một điểm quan trọng nữa mà ông Khanh nêu ra là cần tận dụng các tiến bộ công nghệ để xử lý những tồn tại trong sản xuất và đáp ứng nhanh được yêu cầu hoạt động trong thời gian tới.

Bên cạnh những vấn đề trên, Chủ tịch HAWA cũng đề cập đến lợi thế của Việt Nam hiện nay, đó là những doanh nghiệp ở Đài Loan, Trung Quốc bị ảnh hưởng của Covid-19 đã tạo ra hỗ hổng trong cung ứng các mặt hàng gỗ giá trị cao.

“Đây là mảng mà các doanh nghiệp của chúng ta trước đây chưa có cơ hội tiếp cận. Do đó cần tranh thủ cơ hội để hướng đến khách hàng của phân khúc cao cấp, có giá trị cao, ví dụ như sản phẩm ghế sofa”, ông Nguyễn Quốc Khanh ví dụ.

Ghi nhận các ý kiến đóng góp từ hiệp hội, doanh nghiệp của ngành chế biến gỗ và lâm sản, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao việc các đơn vị đã lên kế hoạch, kịch bản tái sản xuất. Tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng lưu ý vấn đề đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của các doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp cần xây dựng kịch bản tái sản xuất cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị như lao động, nguồn vốn hay khả năng kết nối thị trường”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý, vào thời điểm cuối năm không chỉ nhu cầu thị trường tăng cao mà vấn đề tái sản xuất cũng được Chính phủ và các địa phương quan tâm nên các doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ.

Cú sốc đánh tụt xuất khẩu
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, đến hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản nước ta ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt kim ngạch 10.4 tỷ USD, tăng 41,9%; lâm sản ngoài gỗ đạt 0,79 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Được xuất đi hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng 5 thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu chính. Tổng giá trị xuất khẩu tại 5 thị trường này chiếm trên 90% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.

50-doanh-nghiep-nganh-go-doi-dien-nguy-co-pha-san-174140_701.jpg

Xuất khẩu gỗ và lâm sản đã bị đánh tụt nghiêm trọng từ tháng 7/2021 đến nay. Ảnh: Lê Bền.

Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, năm 2021 ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản được dự báo sẽ có mức tăng trưởng tương đương so với năm 2020, khoảng trên 15% do có nhiều thuận lợi như tác động của các hiệp định thương mại tự do như EVFFTA với EU, CPTPP, các hiệp định thương mại song phương…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tận dụng được các cuộc cạnh tranh thương mại của một số quốc gia; nhu cầu tiêu dùng của các sản phẩm gỗ của thị trường thế giới.

Do vậy, 5 tháng đầu năm, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ đã có tăng trưởng đột phá. Cụ thể 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 7,1 tỷ USD, tăng 62,9 % so với cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù tổng chỉ số 8 tháng đầu năm tăng cao nhưng riêng 2 tháng 7 - 8/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cụ thể, 15 ngày đầu tháng 8, xuất khẩu đạt 422 triệu USD, ước tính cả tháng 8 đạt 949 triệu USD. Con số này giảm đến 34,5% so với tháng 7 và giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, chế biến của các doanh nghiệp ngành gỗ, đặc biệt tại khu vực phía nam (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương), nơi tập trung nhiều các doanh nghiệp chế biến gỗ (chiếm khoảng trên 70% tổng số doanh nghiệp ngành gỗ, giá trị xuất khẩu chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước).

Theo báo cáo nhanh của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, do hơn 50% doanh nghiệp phải ngừng, đóng cửa, các doanh nghiệp còn lại giảm mạnh về công suất, do vậy trong 3 tháng gần đây, giá trị xuất khẩu đã có sụt giảm đáng kể, bình quân 3 tháng 6, 7, 8 giảm hơn 16% so với các tháng liền kề trước đó. Riêng tháng 8 ước giảm hơn 22% so với tháng 7.

 

 

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay