Ai thích ứng nhanh hơn sẽ là người chiến thắng
Trong tình hình quá nhiều biến động của thị trường nông sản quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải nương theo và điều chỉnh mọi thứ cho kịp thời.
Đại dịch Covid-19 làm điêu đứng hầu hết tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới. Doanh nghiệp nào nếu chưa phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản thì cũng phải cắt giảm đầu này hay đầu kia thì mới tồn tại. Ngay cả nhiều trường đại học lớn trên thế giới cũng phải nghĩ đến chuyện khai tử luôn một số ngành học chỉ để cắt giảm chi phí, tinh gọn bộ máy trong lúc này.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng cầm cự tương đối tốt hơn trước cơn bão Covid-19, vì lương thực càng ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu giữa những tổn thương mà nhân loại đang gánh chịu. Thế nhưng, khó khăn vẫn hiện diện, mỗi doanh nghiệp đòi hỏi phải suy nghĩ khác, hành động khác so với trước đây để biến khó khăn thành cơ hội, chuyển bại thành thắng.
Với những gì đang xảy ra trong thời kỳ bình thường mới, chúng ta hoàn toàn có thể nhận diện rõ một số yêu cầu nổi bật mang tính sống còn đối với các doanh nghiệp nói chung hay các startup nói riêng. Các yếu tố này có thể gọi là những “hành trang tư duy cần có ngay”, vì không có nó thì không thể tồn tại được, nói chi phát triển.
Sau nhiều nỗ lực, vải thiều Việt Nam đã xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản.
Hành trang mới cho bình thường mới, đầu tiên là sự linh hoạt. Không chỉ linh hoạt đối với nhân viên mà còn đối với bạn hàng, đối tác - những người đang và sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Và không loại trừ trường hợp có nhiều đối tác không đến nổi chật vật nhưng “thừa nước đục thả câu”, lợi dụng tình hình để khất nợ, đàm phán giảm giá cả, thậm chí phá vỡ hợp đồng, từ chối thanh toán.
Đối phó với những thói “thói quen mới” như vậy, trong một bối cảnh mà người kinh doanh gặp khó khăn luôn được xã hội và dư luận chiếu cố hơn, đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải hết sức kiên nhẫn và linh hoạt để đàm phán, giải quyết vấn đề cho êm đẹp.
Trong cái khó thường ló cái khôn, nhưng để chuyển mình, nắm bắt được cơ hội trong khó khăn thì tư duy của mỗi doanh nghiệp phải vô cùng linh hoạt, sẵn sàng thay đổi mọi thứ, ngay cả mô hình kinh doanh đã từng giúp mình thành công. Thay đổi mô hình kinh doanh (business model) hoàn toàn khác với thay đổi cả một nghề kinh doanh (business). Thay đổi cả nghề kinh doanh lúc này là nhận thêm rủi ro, trong khi thay đổi mô hình kinh doanh là hạn chế bớt rủi ro.
Trong tình hình quá nhiều biến động của thị trường nông sản quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam không còn cách nào khác là phải nương theo đó mà điều chỉnh mọi thứ cho kịp thời. Giống như lời khuyên nổi tiếng của nhà võ thuật và ngôi sao điện ảnh Lý Tử Long: “Be water” - Hãy là nước. Vì không có thứ gì linh hoạt, uyển chuyển như nước, nó có thể nương theo và ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Nước đổ trong cái ly thì sẽ có hình hài cái ly, còn nước đổ trong cái chai thì có hình hài cái chai.
Triết lý này không những có lý với võ thuật mà còn có lý với những ứng xử trong cuộc sống hàng ngày mà triết gia Lão Tử của Trung Hoa đã từng đề cập trong quyển Đạo Đức Kinh cách đây hàng ngàn năm. Đó là, chính nhờ sự mềm mại đầy linh hoạt mà nước trở thành vô cùng mạnh mẽ, có thể cứng hơn đá, làm mòn đá khi nó kiên nhẫn chảy qua.
Thích ứng có thể xem là một suy nghĩ rất chí lý cho những ai khởi nghiệp hay kinh doanh ngay đúng vào thời điểm bình thường mới hiện nay. Sự thích ứng với những tình huống mới mẻ không còn là thứ thỉnh thoảng ghé qua, mà là thứ có mặt thường xuyên trong cuộc sống kinh doanh hàng ngày. Ai thích ứng nhanh hơn sẽ là người chiến thắng.
Với những sản phẩm nông nghiệp mở rộng nhiều cơ hội và nhiều thách thức, doanh nhân chỉ linh hoạt thì chưa đủ mà còn phải đổi mới, sáng tạo. Bởi lẽ, tất cả những khó khăn trong bối cảnh bình thường mới đều là những thứ khó khăn mới, cần những giải pháp hoàn toàn mới. Nói khác đi, linh hoạt và sáng tạo phải đi đôi với nhau, mới có thể biến khó khăn thành cơ hội.
Đúng ra làm doanh nhân là đã có thiên hướng sáng tạo, nhưng làm doanh nhân trong bối cảnh có quá nhiều biến động như hiện nay, thì mức độ sáng tạo cần được nâng lên một cấp độ khác. Vì nó không những giúp doanh nghiệp cạnh tranh, mà còn giúp doanh nghiệp tồn tại, không bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Một hành trang nữa mà các doanh nghiệp cần phải có là khả năng chịu đựng, chịu đòn, trụ vững được trong những lúc đầy khó khăn, sóng gió. Như một võ sỹ quyền Anh xuất sắc, không những cần sở hữu những cú đấm uy lực, mà còn phải cần một khả năng đón nhận những cú đấm sấm sét từ đối thủ mà không hề lung lay, gục ngã.
Với những sản phẩm nông nghiệp mở rộng nhiều cơ hội và nhiều thách thức, doanh nhân chỉ linh hoạt thì chưa đủ mà còn phải đổi mới, sáng tạo.
Đại dịch Covid-19 ập vào các doanh nghiệp một cách bất ngờ, dữ dội chẳng khác gì những cú đấm sấm sét. Trụ lại được trong lúc này là đã thành công, còn tiếp tục phát triển tấn tới là một phần thưởng quý giá mà không ai cũng có được.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp muốn trụ vững thì trước hết phải trụ vững từ ngay trong đầu, trong suy nghĩ, trong tinh thần. Mọi kế hoạch kinh doanh do đó cần phải được soạn thảo và được điều chỉnh lại theo hướng bảo thủ hơn, với các phương án dành cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và một trong những tình huống xấu nhất là doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt. Cái câu “cash is king” (tiền mặt là vua) chưa bao giờ đúng hơn lúc này, thiếu tiền là vỡ trận.
Tăng khả năng chịu đựng cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể rủi ro “giữa đường gãy gánh” mà các nhà đầu tư tiềm năng ở lĩnh vực nông nghiệp sẽ rất quan tâm. Không ít trong số họ cũng không ngần ngại dựa vào yếu tố tình hình kinh tế khó khăn chung khi đa số doang nghiệp vừa và nhỏ đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng để ép giá mua rẻ cổ phần. Do đó, khả năng chịu đựng tốt cũng giúp doanh nghiệp thoát khỏi cái bẫy chẳng đặng đừng này.
Một cách tăng sức chịu đựng khác được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng là việc tăng cường tần số đối thoại, tương tác. Đối thoại với khách hàng, bạn hàng, nhân viên và các cổ đông. Đối thoại càng nhiều càng tốt. Vì đối thoại làm cho mọi người hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi
Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.
Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền
Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.
Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?
Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.
Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể
Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.
Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống
'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.
Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém
Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.
Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam
Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.
Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực
Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...
'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn
Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay
Bình luận