Bảo vệ thương hiệu gạo Việt: Không thể chậm trễ

“Việc Tổ chức The Rice Trader cảnh báo gạo thơm Việt Nam có thể mất quyền tham gia cuộc thi The World’s Best Rice trong năm 2021 và những năm tiếp theo là đáng lo ngại. Cần hành động ngay để bảo vệ gạo Việt” - đó là quan điểm của Giáo sư Võ Tòng Xuân

Mới đây, ông Hồ Quang Cua - “cha đẻ” gạo ST25 cho biết, The Rice Trader (TRT) - đơn vị tổ chức cuộc thi The World’s Best Rice (gạo ngon nhất thế giới) năm 2021 cảnh báo, chưa chắc gạo Việt Nam được dự thi cuộc thi năm nay do vi phạm các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Nhận định của Giáo sư về vấn đề này?

Năm nay, TRT sẽ tổ chức cuộc thi The World’s Best Rice năm 2021 tại Dubai và tôi có xem thông tin trên website của TRT thì chưa thấy thông báo chính thức nào về việc gạo ST25 Việt Nam mất quyền dự thi. Khả năng cảnh báo mà TRT gửi ông Hồ Quang Cua xuất phát từ nguyên nhân sau khi được tuyên dương là “Giống gạo ngon nhất” thì chúng ta lại không trân trọng. Từ đó dẫn tới việc các doanh nghiệp đã vô tư sử dụng danh hiệu này bằng cách lấy các giống gạo cũng là ST (không phải ST25) rồi gắn mác “Thương hiệu gạo ngon nhất thế giới” để bày bán ở khắp nơi làm bát nháo thị trường. Chưa kể gần đây còn có tình trạng tranh giành quyền đăng ký bảo hộ gạo ST25 tại thị trường Mỹ, gây hiểu lầm và hoang mang cho người tiêu dùng. Chính vì thế TRT mới gửi cảnh báo đây là hành vi sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ và các quy định biểu trưng của giải thưởng “Gạo ngon nhất thế giới” cho ông Cua.

4907_z2908854289034_45e338e5c5ee6aa88ef03801cb15a37b.jpg

Giáo sư Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ

Để không ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu gạo Việt ngon nhất thế giới, theo Giáo sư chúng ta cần làm gì ngay lúc này?

Nếu gạo ST25 bị mất quyền tham dự cuộc thi năm nay thật đáng buồn bởi việc bị cảnh báo sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh và uy tín của thương hiệu gạo Việt Nam. Nhưng khi các tổ chức quốc tế đã phát hành thông cáo báo chí tức là đã có bằng chứng và cân nhắc trước đó. Vì vậy theo tôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần lên tiếng với những cam kết mạnh mẽ để quốc tế biết là Việt Nam không chấp nhận kiểu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền thương hiệu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, có ngay động thái đấu tranh giành quyền để không chỉ cho gạo ST24, ST25 mà các loại gạo thơm khác của Việt Nam tham gia cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới” năm 2021, dự kiến tổ chức tháng 12.

Về lâu về dài, những giải pháp nào Việt Nam cần thực hiện để giữ thương hiệu gạo, thưa Giáo sư?

Ở các nước như: Thái Lan, Campuchia khi được công bố đạt giải The World’s Best Rice họ sẽ phát huy danh tiếng của giải thưởng này rất bài bản. Cụ thể như Thái Lan, sau khi gạo Hom mali đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, Bộ Thương mại Thái Lan đã quản lý thương hiệu bằng cách truy xuất từ đồng ruộng cho tới khi đưa gạo về kho và các thương nhân muốn xuất khẩu đều phải có giấy phép xác nhận là sử dụng đúng giống. Do đó khi gạo Hom mali Thái Lan qua Mỹ không ai lo việc phải đăng ký quyền tác giả nữa, đồng thời giúp cho gạo thơm của Thái Lan mỗi năm xuất qua thị trường Mỹ đạt trên 500 ngàn tấn và được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng.

Còn tại Việt Nam, khi gạo ST25 được vinh danh, chúng ta mới chỉ tặng bằng khen cho người phát minh ra giống lúa chứ chưa có động thái nào công nhận cũng như quản lý thương hiệu. Trong khi đó, giống lúa này có nhiều ưu điểm so với gạo thơm của Thái Lan. Chẳng hạn gạo nước này có giá khoảng 1.000 USD/tấn và chỉ trồng được 1 vụ còn gạo ST25 có thể trồng được 2-3 vụ/năm và có độ dẻo độ ngon gần bằng. Do đó chỉ cần bán vào các siêu thị Việt Nam ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu… với giá 800 USD/tấn sẽ cạnh tranh rất tốt trước gạo Thái Lan.

Vì thế, Việt Nam phải nhanh chóng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho giống lúa ST25, đưa gạo này thành giống chính thức của Việt Nam để kinh doanh. Mặt khác tiếp tục tìm thêm những giống khác thông qua tổ chức tuyển chọn giống lúa ngon hàng năm và có Hội đồng Quốc gia bình chọn để dùng làm giống lúa chính thức cho Việt Nam. Khi gạo được công nhận cần lưu trữ lý lịch, sơ đồ DNA của gạo nhằm có đủ cơ sở dữ liệu. Từ đó, nếu doanh nghiệp nào muốn lấy tên thương gạo này phải đạt được chuẩn về tính đúng giống. Có như thế Việt Nam mới tạo được sự tin tưởng từ người tiêu dùng, từ đó bảo vệ và giữ được thương hiệu gạo trên thị trường quốc tế.

Xin cảm ơn Giáo sư!

 

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Hành trình quả vải Lục Ngạn sang Trung Quốc: Cách một bước chân, giá gấp đôi

Vượt qua biên giới chỉ chục km vào chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Quảng Tây, giá vải Lục Ngạn (Bắc Giang) tăng gấp đôi.

Phát hiện loài tỏi rừng mới tại thác Bảy Nàng Tiên, Phong Điền

Các nhân viên bảo vệ rừng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền đã phát hiện loài tỏi rừng mới mọc ở vách đá đỉnh thác Bảy Nàng Tiên, gần khu vực Rào Trăng.

Các nhà khoa học nói gì về tương lai bèo hoa dâu ở Việt Nam?

Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam vừa trở về từ Sierra Leone mang theo giống bèo hoa dâu Azolla pinnata, cành to gấp nhiều lần bèo nội.

Sản xuất lúa các bon thấp, lợi nhuận tăng đáng kể

Mô hình sản xuất lúa các bon thấp cho thấy hiệu quả tăng lợi nhuận khoảng 20 - 30% so với sản xuất truyền thống, nông dân Cần Thơ phấn khởi tham gia.

Cấp 'thẻ căn cước' cho tôm giống

'Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ', đây là kinh nghiệm được truyền tai nhau để khẳng định tầm quan trọng của con giống trong nuôi trồng thủy sản.

Nông sản Việt Nam chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém

Nông sản Việt Nam có chất lượng rất tốt, nhưng bán hàng còn kém. Nếu cải thiện được khâu này, nông sản Việt Nam sẽ còn đi xa hơn nữa trên thị trường thế giới.

Gợi ý chiến lược tạo vị thế dẫn đầu cho nông nghiệp Việt Nam

Với những lợi thế sẵn có, Việt Nam sẵn sàng tâm thế áp dụng công nghệ mới, tiên tiến theo dòng Cách mạng Công nghiệp 5.0 phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bền vững.

Phát triển kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc bộ - Sức bật mới cho khu vực

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý hiếm và diện tích đồi rừng rộng lớn. Phát triển vùng là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng...

'Tứ nông' - góc nhìn thực tiễn

Người không có đất nông nghiệp để sản xuất, người mất việc từ khu công nghiệp trở về nông thôn tìm kiếm việc làm - người ta gọi những người/hộ đó là 'tứ nông'.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của người dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay