Bưu điện Việt Nam và mô hình logistics cho nông sản Việt

Giữa tâm dịch Bắc Giang, Bưu điện Việt Nam lần đầu tiên kết nối và xuất khẩu hàng trăm tấn vải thiều đi các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Séc, Pháp...

buu-dien-viet-nam-va-cau-chuyen-logistics-cho-nong-san-viet-205636_837.jpg

Bưu điện Việt Nam sở hữu mạng lưới lớn nhất quốc gia với hơn 13.000 điểm giao dịch trải dài khắp cả nước.

Mùa vụ vải tháng 5/2021 là thời điểm đánh dấu hành trình phát triển mô hình logistics chuyên biệt cho nông sản của một doanh nghiệp bưu chính quốc gia vì cộng đồng.

Xuống vườn để hiểu nông sản
Quyết định 1034/QĐ-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn đã tạo thêm cơ hội để Bưu điện Việt Nam tham gia sâu rộng vào việc hỗ trợ tiêu thụ và kết nối xuất khẩu nông sản, đặc sản Việt Nam đến thị trường quốc tế.

Không chỉ giúp người nông dân thay đổi nếp nghĩ để vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu trong việc làm quen với phương thức bán hàng mới, hiệu quả và bền vững qua việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn TMĐT Postmart.vn, Bưu điện Việt Nam còn đồng hành cùng người dân từ khâu thu hoạch, đóng gói đến vận chuyển tiêu thụ.

Anh Nguyễn Văn Kiên, nhân viên Bưu điện huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Trước khi bước vào vụ thu hoạch nhãn xuồng, khoai lang hay xoài, mít,.. nhân viên Bưu điện chúng tôi đều xuống tận vườn của các hộ sản xuất nông nghiệp.

Một mặt để hướng dẫn bà con đưa sản phẩm lên sàn, mặt khác để tìm hiểu về đặc tính của nông sản. Từ đó, xây dựng phương án đóng gói, bảo quản chuẩn để phù hợp với từng khu vực địa lý giao hàng, đảm bảo sản phẩm từ vườn đến tay người tiêu dùng nguyên vẹn chất lượng".

buu-dien-viet-nam-va-cau-chuyen-logistics-cho-nong-san-viet-205635_361.jpg

Nhân viên Bưu điện Việt Nam xuống vườn để hiểu nông sản hơn.

Với những loại nông sản không quá khắt khe về các yếu tố bảo quản, vận chuyển, thời hạn sử dụng như nhãn, bưởi, sầu riêng, mít,.. Bưu điện Việt Nam sẽ đóng gói trong thùng carton, thùng xốp chuyên dụng, gom các đơn hàng trên cùng tuyến để phân phối và giao hàng trong vòng từ 6 đến 48 giờ.

Các loại quả khó bảo quản, sử dụng ngắn ngày như vải, dâu,… sẽ được ưu tiên vận chuyển bằng xe lạnh chuyên dụng, kết nối vận chuyển liên vùng qua đường bay để đảm bảo chất lượng quả tươi ngon đến tay người tiêu dùng.

Đến nay, với quy trình chặt chẽ, chuyên nghiệp, Bưu điện Việt Nam đã hỗ trợ tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản gồm nhiều loại trái cây như Vải Lục Ngạn (Bắc Giang), Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Na Chi Lăng (Lạng Sơn), Nhãn lồng (Hưng Yên), Nhãn xuồng (Đồng Tháp), Bơ, Sầu riêng (Đắk Lắk), Cam Cao Phong (Hòa Bình),…cùng nhiều loại rau củ như Khoai lang tím (Vĩnh Long), Tỏi (Lý Sơn), Chanh (An Giang). 

TMĐT và logistics đưa nông sản Việt vươn ra biển lớn
Từ kinh nghiệm vận chuyển thành công nhiều loại nông sản, Bưu điện Việt Nam đã và đang xây dựng mô hình kinh doanh logistics chuyên biệt dành cho nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về lưu trữ, bảo quản, vận chuyển phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu quốc tế.

Trong lĩnh vực vận chuyển, Bưu điện Việt Nam sở hữu mạng lưới lớn nhất quốc gia với hơn 13.000 điểm giao dịch trải dài khắp cả nước, phương tiện vận chuyển đa dạng, chuyên dụng, kết nối hàng chục nghìn tuyến vận chuyển trên toàn quốc đến tận xã, phường, biên giới hải đảo và hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bên cạnh những thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực đông đảo hơn 5 vạn người, Bưu điện Việt Nam có khả năng tiếp cận các nhà vườn, nông trại, hộ sản xuất nông nghiệp để lựa chọn được nguồn hàng chất lượng cao với mức giá gốc tại vườn, không thông qua các khâu trung gian, đảm bảo giá bình ổn cho cả người nông dân lẫn người tiêu dùng.

Đặc thù của nông sản là tính thời vụ, thời gian lưu trữ, sử dụng ngắn ngày, đòi hỏi khâu bảo quản phải thực hiện tốt, khâu lưu thông đến người tiêu dùng phải nhanh để bảo toàn giá trị nông sản, Bưu điện Việt Nam đã lên kế hoạch xây dựng hệ thống kho lạnh với trang thiết bị hiện đại, đặt tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long - vựa nông sản lớn nhất cả nước, góp phần đảm bảo nguồn cung ứng nông sản nội địa và xúc tiến xuất khẩu.

buu-dien-viet-nam-va-cau-chuyen-logistics-cho-nong-san-viet-205636_256.jpg

Bưu điện Việt Nam có thể kết nối hàng chục nghìn tuyến vận chuyển trên toàn quốc đến tận xã, phường, biên giới hải đảo và hơn 220 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đơn vị cũng đã xây dựng các luồng ưu tiên dành cho việc vận chuyển nông sản linh hoạt theo từng loại sản phẩm cũng như hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tính toán các phương án vận chuyển bằng xe tải, container lạnh cũng như các thiết bị chuyên dụng, giúp đảm bảo chất lượng nông sản tươi ngon đến người tiêu dùng và thông suốt luồng cung ứng hàng hóa trong điều kiện dịch bệnh.

Từ nhà vườn, trái nhãn, quả cam, trái bưởi, củ khoai,... được kết nối và chuyển đi tiêu thụ khắp cả nước, không chỉ đến với người tiêu dùng thành thị, nông thôn, vùng cao miền núi, hải đảo mà còn vươn ra thị trường quốc tế bằng một phương thức bán hàng mới, hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn qua sàn TMĐT Postmart.vn cùng giải pháp logistics nông sản chuyên biệt.

Bưu điện Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện sàn Postmart.vn, tối ưu chu trình chuỗi cung ứng lạnh dành riêng cho logistics nông sản cũng như xây dựng website bán hàng, ứng dụng bán hàng trên smartphone, cổng truy xuất nguồn gốc bảo hộ thương hiệu, cung cấp thông tin đầy đủ về nhà cung cấp, giấy chứng nhận kinh doanh, chất lượng sản phẩm, minh bạch.

Từ đó, hình thành hệ sinh thái số trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, không chỉ giúp đẩy mạnh đầu ra cho nông sản mà còn tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng, nâng tầm uy tín, vị thế của nông sản Việt, tiếp cận đông đảo người dùng trong nước và quốc tế, góp phần chuyển đổi số nông nghiệp.

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.