Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.

Tăng hiệu suất làm việc

Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor với bộ máy hơn 1000 nhân sự cùng nhiều công ty thành viên, nhiều bộ phận làm việc vận hành liên kết là một thách thức lớn cho nhà quản lý trong quá trình giám sát tiến độ công việc một cách trọn vẹn về cả hiệu suất và tiến độ sản xuất – kinh doanh. Bà Ngô Thị Hà, Trưởng ban Kế hoạch Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor cho biết, trước khi sử dụng nền tảng công nghệ, công việc được phân bổ thủ công xuống nhân viên bên dưới. Tuy nhiên khi quy mô công ty ngày càng phát triển, các quản lý cấp trung dành khá nhiều thời gian để kiểm tra và theo sát báo cáo kết quả từng dự án. Việc tiếp nhận báo cáo không kịp thời tiến độ dự án, chưa sát với thị trường và thời điểm.

nongnghiepthongminh2.jpg

Một số đơn vị nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: CTV

“Mới đây, khi triển khai ứng dụng Misa Amis, việc quản lý linh động, phân bổ nhân lực rõ ràng và thống nhất. Với giao diện trực quan, báo cáo tức thì giúp các quản lý tiết kiệm gần 70% thời gian điều hành. Trong đó việc báo cáo qua hệ thống tự đồng và đồng nhất giữa các phòng ban”, bà Ngô Thị Hà chia sẻ.

Việc ứng dụng nền tảng phục vụ chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp sử dụng để phục hồi sản xuất. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết: Do tác động của dịch COVID-19, có tới 90% chủ doanh nghiệp nhận thức về chuyển đổi số do liên quan đến tái cơ cấu, nhu cầu thị hiếu khách hàng thay đổi. Đến nay, có tới 70% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số nhưng với tiềm lực hạn chế nên nhiều đơn vị áp dựng chuyển đổi dần dần theo từng phân mảng.

“Dễ thấy là việc áp dụng chuyển đổi số thực hiện ở khâu thanh toán, dịch vụ, trong khi khâu quản trị, điều hành sản xuất thực hiện dần dần bởi liên quan lớn đến vốn đầu tư, hạ tầng công nghệ, con người sử dụng. Về lĩnh vực, thì đơn vị áp dụng nhanh nền tảng liên quan nhiều đến thương mại, dịch vụ du lịch… do các yếu tố tác động nhiều từ khách hàng đang thay đổi”, ông Mạc Quốc Anh cho biết.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 785.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước và đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp sụt giảm trên 50% doanh thu, khoảng 24% doanh nghiệp nhỏ và vừa tạm ngừng hoạt động, không có thị trường. Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã giảm 15%.

Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chuyển đổi số, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai từ tháng 1/2021. Chương trình đã xây dựng Cổng Smedx.vn để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối được với 23 nền tảng số “Make in Việt Nam”. Đồng thời, thông tin về các phương thức chuyển đổi số hiệu quả, phù hợp cũng thường xuyên được cập nhật trên Cổng Smedx.

Hỗ trợ doanh nghiệp

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng 63 tỉnh, thành triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số với mục tiêu kết nối với 30 nền tảng số Make in Viet Nam tham gia Chương trình; 30.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số, giải pháp số để chuyển đổi số; 200.000 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được tin nhắn khuyến khích chuyển đổi số và giới thiệu Chương trình SMEdx; 15.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số.

Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, nền tảng số là giải pháp đột phá để phổ biến, đưa công nghệ số trở thành một dịch vụ, thành một trong những yếu tố đầu vào cho sản xuất như điện, nước... và dùng bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Bộ TT&TT sẽ đánh giá, lựa chọn những nền tảng số Việt Nam xuất sắc để giới thiệu đến doanh nghiệp. Theo đó, các nền tảng số được lựa chọn sẽ có chính sách 6 tháng miễn phí dùng thử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu ký hợp đồng 1 năm trở lên thì hỗ trợ miễn phí 6 tháng. Với các doanh nghiệp công nghệ số, Bộ TT&TT hỗ trợ đầu ra, mở rộng thị trường để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường tốt hơn.
 
Trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ cùng 63/63 tỉnh thành hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai. Mạng lưới sẽ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để cho cán bộ các xã biết được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chương trình và hình thành lực lượng hỗ trợ tại chỗ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh từng xã để sử dụng những công cụ hỗ trợ chuyển đổi số đơn giản.

Điểm mới của SMEdx năm 2022 chính là bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp (DBI). Bộ công cụ này sẽ được áp dụng triển khai đánh giá 3 nhóm doanh nghiệp: doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, tập đoàn và các tổng công ty.

Đây được coi là bộ công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên cả nước. Qua đó, doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chủ động dựa vào hiện trạng, đối chiếu với các tiêu chí trong bộ chỉ số này, từ đó xác định tình hình chuyển đổi số nội tại. Theo kế hoạch năm 2022, Bộ TT&TT cũng sẽ triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số của 100.000 doanh nghiệp trên toàn quốc dựa theo bộ công cụ này.

Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để hoàn thiện các chương trình hành động cụ thể, đánh chú ý là trong năm 2022, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách.

Chia sẻ về vai trò của các nền tảng số tại chương trình SMEdx, Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) cho rằng: “Nền tảng số giúp chuyển đổi số nhanh, chuẩn hoá quy trình và đổi mới hoạt động sản xuất-kinh doanh”.

 

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Điều ước của người làm 'dược trà'

Hygie & Panacee có 11 loại trà hòa tan từ thảo dược, muốn cùng bà con khắc phục tình trạng 'sớm rau - chiều rác' về nguyên liệu.