Điều ước của người làm 'dược trà'

Hygie & Panacee có 11 loại trà hòa tan từ thảo dược, muốn cùng bà con khắc phục tình trạng 'sớm rau - chiều rác' về nguyên liệu.

d2.png

Dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức chế biến, tham gia chương trình OCOP, xúc tiến thương mại. Ảnh: DST.

Hygie & Panacee có 11 loại trà hòa tan từ thảo dược, ưu tiên cho nguồn cung thực hành nông nghiệp tốt (GAP), trong đó LocalGAP (nay đổi tên là Primary Farm Assurance - PFA) được xem là “chị” của VietGAP và là “em” của GlobalGAP, nhưng một mình không thể lo đủ nguyên liệu chế biến.

Dược trà từ rau
Dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm, CEO Công ty Hygie & Panacee, cho biết 5/11 sản phẩm của Hygie & Panacee đạt OCOP 4 sao (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) là Trà Gừng Mật Ong, Trà Gừng Chanh Sả, Trà Diếp Cá, Trà Đinh Lăng và Trà Rau Om Tía. Các sản phẩm tiếp tục tham gia chương trình OCOP là Trà Hoa Cúc, Trà Lạc Tiên Tâm sen, Trà Cà Gai Leo, Trà Dây Thìa Canh....

Đối với dược sĩ Thắm, hơn 20 năm nghiên cứu dược liệu và phát triển sản phẩm mới, phụ trách các sản phẩm từ dược liệu ở Dược Hậu Giang và Cty CP Pymepharco, là chủ đề tài nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc ho Eugica, nên hiểu rõ tiềm năng thương mại của rau dược tính và lý do khiến người trồng rau ở đồng bằng gặp cảnh bấp bênh.

Năm 2019, dược sĩ Thắm quyết định dừng công việc ở công ty để khởi nghiệp với “dược trà”. “Dù không có thu nhập kha khá như hồi đi làm, nhưng lúc này mình muốn làm cái gì đó cho cộng đồng hơn là kiếm tiền”, dược sĩ Thắm nói. “Công ty liên kết với một số hợp tác xã chuyên canh rau, tính toán cho bà con thấy 1kg rau diếp cá ngoài chợ bán với giá vài chục ngàn đồng, khi làm thành trà thì mỗi kg có giá 800.000 đồng. Công ty đã đầu tư thiết bị, chỉ cần mở rộng vùng trồng có kiểm soát thì rau sẽ có tiềm lực thương mại không hề nhỏ”.

20 -30kg nguyên liệu tươi làm ra 1kg trà hòa tan, hoàn toàn có thể thay đổi tình thế “sáng tươi - chiều rác” nếu ứng dụng công nghệ chế biến bỏ bã, cô đặc hoạt chất, tăng thời hạn bảo quản - sử dụng từ 12  đến 18 tháng. Bột trà thành phẩm dùng 1 - 2 muỗng tương đương 100gr rau; uống 1 ly dược trà dễ hơn rất nhiều so với ăn 100gr rau sống, thích hợp người làm việc công sở, người  không có nhiều thời gian “chè chén” theo thói quen. Bột dược trà từ rau tiện dụng cho mọi người.

“Mỗi tháng cần ít nhất 3 - 4 tấn rau nguyên liệu liệu, nghe nói tiêu chuẩn LocalGAP trước đây có chương trình hỗ trợ các hợp tác xã”, dược sĩ Thắm nói: “Nếu các hợp tác xã, trang trại, làm theo tiêu chuẩn này kết nối thành mạng lưới cung ứng nguyên liệu cho Hygie & Panacee, thay vì mỗi năm nghiên cứu đưa ra thị trường ít nhất 1 sản phẩm mới thì mỗi quý có thể ra mắt sản phẩm mới từ nguồn dược liệu bản địa”.

Hiện nay, hệ thống sản xuất của nhà máy làm dược trà đạt tiểu chuẩn ISO 22000:2018. Dược sĩ Thắm cho biết: Qua 3 năm, hệ thống phân phối phát triển hơn 60 nhà phân phối/đại lý trên toàn quốc. Doanh thu bình quân từ 250 - 300 triệu/tháng. Sở Công thương thành phố Cần Thơ tặng giấy khen Hygie & Panacee có sản phẩm sáng tạo tiêu biểu của thành phố.
Điều ước của dược sĩ
Trong quý I/2022, Hygie & Panacee ra mắt sản phẩm trà rau om tía. Trồng rau dược tính, thông thường từ 3 - 4 tháng mới thu hoạch, sử dụng công nghệ tưới tự động và tuyệt đối không dùng thuốc, phân hóa học. Tuy năng suất có giảm, rau chậm phát triển hơn, nhưng dược tính rất cao, lá phát triển đều từ trên xuống gốc, rất hiệu quả trong sản xuất các loại trà và cả thuốc Nam. Giá bán cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất thông thường.

d1.png

Bộ sản phẩm OCOP chế biến từ rau dược tính của dược sĩ Đoàn Thị Hồng Thắm. Ảnh: HL.

Năm vừa qua, bộ sản phẩm quà tặng “Dược trà Cần Thơ” được thị trường đón nhận rất tốt. Sản phẩm OCOP có thể hỗ trợ nông thôn phát triển bằng cách có thêm nhiều nguồn nguyên liệu bản địa. Đối với Cần Thơ, huyện Phong Điền được quy hoạch đô thị sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng thì bộ dược trà của dược sĩ Thắm có vẻ rất phù hợp nhu cầu uống trà, cảm nhận giá trị sống gần gũi với tự nhiên.

“Mình bắt đầu làm công việc này không phải theo phong trào mà đó là cả quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, học hỏi và muốn cùng bà con khắc phục tình trạng nguyên liệu “sớm rau - chiều rác" bằng cách lấy lại giá trị dược tính từng bị bỏ quên”, dược sĩ Thắm nói. “Hygie & Panacee là tên hai người con của vị Thần Asclepius về y học trong thần thoại Hy Lạp; điều ước lớn nhất của Thắm là bà con tập trung trồng rau theo cách hướng dẫn để giữ dược tính; không chỉ những điểm liên kết với công ty như hiện nay mà mở rộng quy mô với nhiều chủng loại rau thích hợp ở  Hậu Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ… Hygie & Panacee sẽ làm ra nhiều sản phẩm, trước mắt cho bà con chăm sóc sức khỏe, về lâu dài sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài.

 

Bình luận

Liên kết sản xuất trái cây hướng hữu cơ tiêu thụ vào siêu thị

Công ty Cổ phần Thương mại Nhân Tâm Anh và Công ty Nguyễn Thanh Hải cùng liên kết, hỗ trợ nông dân sản xuất trái cây hướng hữu cơ để phân phối vào siêu thị.

Đưa cà pháo, mắm tôm lên bàn ăn thế giới

Những chuyến hàng đặc sản cập cảng xứ người không chỉ đơn thuần mang về ngoại tệ mà còn góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới

Cà phê chế biến - hướng đi mới đầy tiềm năng

Danh tiếng cà phê Việt đã sớm nổi tiếng với bạn bè quốc tế, nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là việc đa dạng hóa các sản phẩm và mở rộng thị trường.

Sữa tươi TH true MILK được sản xuất từ trang trại bò sữa lớn nhất thế giới

Sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK với hàm lượng dinh dưỡng cao được sản xuất từ cụm trang trại bò sữa công nghệ cao khép kín lớn nhất thế giới tại Việt Nam.

HAGL Agrico dự kiến lỗ hơn 2.700 tỷ đồng

HAGL Agrico ước tính năm nay doanh thu gấp rưỡi năm ngoái nhưng lỗ trước thuế hơn 2.700 tỷ đồng chủ yếu vì chi phí huỷ bỏ vườn cây không hiệu quả.

Một doanh nghiệp sắp rót 1.000 tỷ vào công ty Bầu Đức

Ba nhóm nhà đầu tư sẽ mua vào lượng cổ phiếu 1.700 tỷ đồng của HAGL, trong đó riêng Glory Land rót gần 1.000 tỷ đồng.

Lộc Trời tính bán bảo hiểm cho nông dân

Doanh nghiệp còn muốn mở rộng sang các mảng dịch vụ và phân phối các loại rau màu, thức ăn gia súc, vi sinh...

Thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản

Ngành nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp kết nối với DN thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến tại vùng nguyên liệu, nhằm giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm khi vào vụ thu hoạch và tránh rủi ro thị trường.

Xây dựng mạng lưới giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở Hà Nội

Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17-2-2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố, thực tế cho thấy, nhiều “điểm nghẽn” về quỹ đất, nguồn vốn đầu tư...

Doanh nghiệp ‘liệu cơm gắp mắm’ để chuyển đổi số

Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.