Cà Mau có 77 đặc sản OCOP từ 3-4 sao

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền và đơn vị chức năng mà đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có 77 đặc sản OCOP được công nhận 3 sao trở lên, xếp thứ 4/13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sản phẩm OCOP.

Sáng 29/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị triển khai Chương trình OCOP năm 2022. Đây là một trong những sự kiện chính nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2022”, được tổ chức vào cao điểm những ngày cuối tháng 4 lịch sử, nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Tại hội nghị, tỉnh Cà Mau công bố 44 sản phẩm OCOP của 25 chủ thể trong năm 2021, nâng tổng số OCOP toàn tỉnh lên 77 sản phẩm của 44 chủ thể đạt từ 3 sao trở lên, xếp thứ 27/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 4/13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều sản phẩm OCOP. Các sản phẩm OCOP của Cà Mau tập trung nhiều ở ngành hàng thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ.

hn_2-1651230499020.jpg

Hàng loạt sản phẩm OCOP của Cà Mau được trưng bày tại Trung tâm hội nghị tỉnh. 

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, có được những kết quả bước đầu tích cực nêu trên, thời gian qua, các cấp chính quyền, ngành chức năng tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ các chủ thể thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bằng nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau, đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của Cà Mau đã được trưng bày và tiêu thụ qua nhiều kênh bán hàng, đưa vào các hệ thống phân phối hiện đại trong và ngoài tỉnh.

Phần lớn sản phẩm OCOP tại địa phương đã được kết nối trên sàn giao dịch thương mại điện tử như: madeincamau.com (tỉnh Cà Mau), voso.vn (Viettel), postmart.vn (VNPT) và các kênh khác như Lazada, Amazon, Alibaba, Zalo, Facebook…

Đặc biệt, một số sản phẩm còn xuất khẩu được qua các thị trường Australia, Canada, Trung Quốc, Singapore… Nhờ đó mà đến nay, khảo sát sơ bộ cho thấy, có hơn 30% sản phẩm OCOP của tỉnh có doanh thu tăng từ 5-8%, giá bán sản phẩm tăng bình quân từ 5-20% và chưa có sản phẩm nào vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

hn_3-1651230528543.jpg

Đặc sản OCOP Cà Mau đa dạng hóa về thiết kế, mẫu mã, bao bì... dễ làm quà tặng cho khách thập phương.

Trong năm 2022, Cà Mau đề ra mục tiêu phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm; công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3-4 sao; nâng hạng ít nhất 3 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao lên 4 sao; phát triển, nâng cấp 28-30 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP; củng cố, nâng cao chất lượng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các điểm bán hàng trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ 77 sản phẩm OCOP đã được tỉnh công nhận tham gia các hoạt động kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm...

Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử gợi mở 7 nhóm giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí đồng thời đề nghị ngành chức năng và chính quyền các địa phương trong tỉnh quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình OCOP, nâng cao hơn vị trí thứ hạng của tỉnh so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long; trong đó phải hết sức chú ý, tập trung thực hiện thật tốt các giải pháp đã đề ra.

Đồng chí Lê Văn Sử lưu ý: điều quan trọng là phải tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành chức năng, thực hiện kiên trì, bền bỉ, không nóng vội, không chạy theo thành tích; chú trọng huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân, mà nòng cốt là đội ngũ chuyên gia hướng dẫn, vai trò của các tổ chức kinh tế, chủ thể sản xuất... Khi thực hiện hài hòa, thống nhất và đồng bộ các nội dung này, chắc chắn Chương trình OCOP của tỉnh sẽ phát triển theo đúng định hướng, mang lại giá trị hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong thời gian tới.

Nguồn: Theo báo Nhân dân

Bình luận

Sức hút sầu riêng bazan Bình Phước

Sầu riêng trồng theo hướng hữu cơ trên vùng đất đỏ bazan Bình Phước vẫn khẳng định được lợi ích kinh tế vượt trội, bất chấp dịch Covid-19 trong suốt thời gian qua…

Mật hoa dừa chuẩn hội nhập có gì mới?

Mật hoa dừa giàu khoáng chất, giúp cơ thể cân bằng điện giải và bổ sung năng lượng nên sức mua các sản phẩm của Sokfarm rất tốt trong lúc đại dịch Covid-19 bùng phát.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

Kết nối thị trường cho sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) luôn được các ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm tối ưu giá trị.

Hội nghị thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản Nam Bộ

Trước bức xúc về hàng hóa nông sản chủ lực Nam Bộ trúng mùa, nhưng mất giá trầm trọng, phải cầu cứu giải cứu, ngày 8/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu nông sản.

OCOP Sơn La vươn ra thế giới

Tỉnh Sơn La đã có 83 sản phẩm OCOP, trong đó 1 sản phẩm hạng 5 sao, còn lại là các sản phẩm đạt 3 và 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP của Sơn La đã khẳng định thương hiệu, chất lượng, chinh phục được thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Đồng Tháp lần đầu tổ chức Lễ hội Sen để quảng bá du lịch

Ngày 6/5 UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ nhất năm 2022 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Sen ngày mới”.

Bến Tre tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị

Để nâng cao giá trị hàng nông sản, tăng lợi nhuận cho người nông dân, hiện nay, tỉnh Bến Tre đang xây dựng hoàn chỉnh chuỗi giá trị nông sản chủ lực gắn với chế biến sâu. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực, là hướng đi tất yếu trong sản xuất

Bắc Kạn nâng tầm các sản phẩm OCOP

Đến nay, Bắc Kạn đã có 155 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, 3 năm liên tiếp đứng thứ 2 cả nước về số lượng sản phẩm. Tỉnh đang nỗ lực nâng cao cả về lượng và chất sản phẩm để vươn tới các thị trường lớn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Khánh Sơn sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II

Ngày 4/5, lãnh đạo phòng NN-PTNT Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, huyện đã ban hành kế hoạch tổ chức lễ hội trái cây lần thứ II năm 2022 trên địa bàn.

4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên

Nông nghiệp công nghệ cao là thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng và địa phương này đang phát triển theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập quốc tế.