Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

ca3.png

Ông Zeb Hogan (giữa) và các nhà nghiên cứu bên một cá thể cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong. Ảnh: University of Nevada

Trong một tuyên bố mới nhất, nhóm nghiên cứu quốc tế dự kiến sẽ có hành trình làm việc đến hết ngày 27 tháng 4 năm 2022 để khám phá độ sâu 250 feet, tương đương 76,2 mét dưới bề mặt sông Mekong.

Theo các nhà khoa học của Đại học Nevada: “Các vùng nước sâu thường là những khu vực quan trọng đối với nghề cá, đồng thời còn là sinh kế của ngư dân địa phương. Tuy nhiên những lưu vực này giờ đây có thể là nơi trú ẩn cuối cùng của loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới là cá tra dầu (Pangasianodon gigas) và cá heo đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá tra dầu là loài cá nước ngọt đặc hữu ở khu vực Đông Nam Á, chúng có thể phát triển tới chiều dài hơn 3 m và nặng tới 350 kg hiện đều được liệt vào danh mục “cực kỳ nguy cấp" trong Sách Đỏ IUCN của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

ca2.png

Cận cảnh con cá chép hai mặt hiếm gặp trên sông Mekong. Ảnh: WTF

Theo các chuyên gia thủy sản, bên cạnh những mối đe dọa từ nạn đánh bắt quá mức, việc xây dựng các con đập thủy điện trên sông Mekong nhiều chục năm vừa qua cũng làm gián đoạn môi trường sống và sinh sản của nhiều loài tôm cá, trong đó có cá tra dầu.

Zeb Hogan, nhà sinh vật học chuyên ngành cá, phụ trách dự án Kỳ quan sông Mekong do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã cùng với đồng nghiệp Sudeep Chandra tham gia chuyến thám hiểm.

Chúng tôi đang có cuộc nghiên cứu sâu trong lòng sông Mekong- một thế giới khác hoàn toàn bí ẩn. Đó là một không gian tối đen như mực nhưng lại hết sức thú vị với những loài cá hiếm và lạ còn sót lại trên dòng Mekong như cá da trơn khổng lồ và cá đuối khổng lồ”, ông Hogan nói trong một tuyên bố.

Hiện hai nhà khoa học người Mỹ vẫn đang tiếp tục hành trình nghiên cứu, tiến về phía hạ lưu của một số vùng đất ngập nước Ramsar. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của nhiều trong số hơn 1.000 loài cá của sông Mekong, bao gồm cá chép hai mặt kỳ dị, cá tra dầu khổng lồ và cá da trơn sọc, từng là nguồn thực phẩm quan trọng ở Campuchia.

“Thách thức lớn nhất sẽ là các chuyến lặn sâu xuống đáy. Các khu vực sâu nhất thậm chí còn nằm dưới cả mực nước biển với khung cảnh tối đen và im lặng, đôi khi nước có thể che khuất tầm nhìn bởi các vật thể lơ lửng”, ông Hogan nói.

ca1.png

Cá da trơn khổng lồ sông Mekong (tra dầu) bị đánh bắt ở miền bắc Thái Lan vào năm 2005. Ảnh: WWF

Để cuộc thám hiểm được an toàn, nhóm nghiên cứu đã sử dụng tàu lặn không người lái được trang bị đèn và camera chuyên dụng để thu lại hết những âm thanh và hình ảnh. Để đánh giá môi trường, các thiết bị đo độ sâu, dòng chảy và lập bản đồ đáy sông và dòng chảy cũng đã được chuẩn bị đầy đủ.

Theo kế hoạch, các nhà khoa học sẽ lấy mẫu DNA môi trường để truy tìm dấu vết các loài quý hiếm hoặc chưa từng biết đến, và sau đó sẽ thiết lập một phép đo đạc từ xa để theo dõi sự di cư của các loài cá qua các khu vực nước sâu nhất.

“Tốc độ phát triển và xây dựng các con đập thủy điện ngày càng nhanh, cùng với tác động tích lũy của các tác nhân gây căng thẳng xuyên biên giới và ảnh hưởng, đe dọa của biến đổi khí hậu, cho thấy mối quan tâm chung của các nhà khoa học và người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Mekong. Theo đó mối bận tâm chung đối với dòng sông, vốn là huyết mạch của phần lớn người dân các quốc gia Đông Nam Á, sẽ dần trở nên bị chia cắt đến mức mất đi các chức năng, và do đó không còn hỗ trợ cho sự đa dạng sinh học của hệ động thực vật hoang dã và hàng triệu người sống phụ thuộc vào nó”, ông Chandra chia sẻ.

 

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.

Giá lương thực tăng mức cao nhất mọi thời đại

Giá lương thực thế giới tăng lên mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 khi cuộc xung đột tại Ukraine làm xáo trộn thị trường ngũ cốc và dầu thực vật.